Danh mục sản phẩm

Công nghệ

Review

Hướng dẫn

Tuyển dụng

Tin tức khuyến mại

Tin tức build PC

AMD Radeon RX 5700 XT vs Nvidia GeForce RTX 2060 Super: Ai là kẻ chiến thắng?

plhs 25-02-2020, 8:56 am

AMD Radeon RX 5700 XT vs Nvidia GeForce RTX 2060 Super: Ai là kẻ chiến thắng?

 



Hai trong số những ứng cử viên hàng đầu cho card đồ họa (VGA) tốt nhất hiện nay là Radeon RX 5700 XT của AMD và GeForce RTX 2060 Super của Nvidia. Về mặt hiệu năng, cho tới thời điểm này, RX 5700 XT là VGA nhanh nhất của AMD, còn RTX 2060 Super không phải là VGA nhanh nhất từ NVIDIA (ngôi vương thuộc về RTX 2080Ti). Tuy nhiên, cả hai có đặc điểm chung giống nhau, đó chính là mang lại giá trị tổng thế tốt nhất. Với mức giá ở nước ngoài hiện tại khoảng 400$, cả hai đều đại diện cho phân khúc cận cao cấp và chúng ta sẽ đi tìm xem ai mới là kẻ chiến thắng trong cuộc chơi này.

Cả RTX 2060 Super và RX 5700 XT đã được giới thiệu tới công chúng vào mùa hè năm 2019. RX 5700 XT của AMD được trang bị GPU Navi 10 với kiến ​​trúc RDNA trên tiến trình 7nm hoàn toàn mới, trong khi đó bên kia chiến tuyến RTX 2060 Super thực sự có thể hiểu là một phiên bản “cắt tỉa” của GPU RTX 2070 với nhân CUDA được kích hoạt (so với 2060). Tuy nhiên, mức giá khi ra mắt của RTX 2060 Super thực sự tốt làm cho sản phẩm trông nổi bật hơn, vì điều này mà AMD cũng đã quyết định giảm giá dòng sản phẩm 5700 XT của họ để cạnh tranh lại.  Với mức giá khoảng 400$ đó, người dùng có thể tận hưởng sản phẩm với mức hiệu suất tuyệt vời ở độ phân giải 1440p với setting cao hoặc 1080p setting cực cao. Điều này đã diễn ra trong quá khứ với nhiều dòng sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như GTX 970, GTX 1070, R9 390 và RX Vega 56 đều đã bán rất chạy.

Trước khi đi sâu vào vấn đề ngày hôm nay, chúng ta có thể nhìn xuống một chút vào các dòng VGA thấp hơn, chẳng hạn như Radeon RX 5700 và GeForce RTX 2060 hoặc Radeon RX 5600 XT nếu duy trì mức sử dụng ở độ phân giải 1080p hoặc 1440p với mức setting trung bình. Nhìn lên một chút ở phía AMD, VGA nhanh nhất hiện tại của họ là Radeon VII,  sản phẩm này vốn dĩ đắt tiền, ngốn điện và hiệu năng không hơn nhiều so với RX 5700 XT. Nếu muốn thứ gì đó mạnh hơn, người dùng sẽ cần chờ AMD phát hành GPU Navi 20/21 thế hệ tiếp theo - được cho là cũng bao gồm chức năng Ray Tracing- hoặc nghía vào các sản phẩm RTX đắt tiền hơn của Nvidia. Nếu tìm một sản phẩm có mức hiệu năng cao ở phân khúc cao cấp, AMD không phải là một lựa chọn.

Quay lại chủ đề chính của ngày hôm nay, trong hai VGA kể trên, kẻ nào mới thực sự tốt?  RTX 2060 Super hay RX 5700 XT? Chúng ta sẽ cùng xem xét các tính năng và thông số kỹ thuật, trình điều khiển và phần mềm, hiệu suất trong các tựa game, điện năng tiêu thụ và nhiệt độ, và cuối cùng là giá trị tổng thể. Từ đó so sánh và đưa ra kết luận cuối cùng một cách công bằng. Tất nhiên, để đánh giá một cách tốt nhất, chúng ta sẽ so sánh dựa trên các sản phẩm là phiên bản tham chiếu từ cả hai hãng.

I. 
CÔNG NGHỆ NỔI BẬT

Radeon RX 5700 XT của AMD là sản phẩm soái ca của AMD ở hiện tại, dựa trên GPU Navi 10 XT được kích hoạt đầy đủ với 2560 vi xử lý dòng. Phiên bản tham chiếu có xung nhịp ở Game Mode là 1755 MHz, và xung nhịp Boost lên tới 1905 MHz, trong khi đó các phiên bản tùy chỉnh thường tăng xung nhịp lên khoảng 1815 MHz. GeForce RTX 2060 Super của Nvidia sử dụng GPU TU106-410-A1, với 2176 nhân CUDA và xung nhịp Boost 1650 MHz. Nó cũng bao gồm 34 nhân RT để tính toán dò tia và 272 nhân Tenor cho các tính toán học sâu siêu lấy mẫu (DLSS ).

So sánh hiệu suất lý thuyết dựa trên thông số kỹ thuật được cung cấp của các sản phẩm mới là một việc được làm thường xuyên. Chẳng hạn, theo lý thuyết RX 5700 XT có 9.0 TFLOPS và băng thông 448 GB / giây cao hơn so với 7.2 TFLOPS của RTX 2060 và 448 GB / giây. Đó là một lợi thế 25% cho AMD, nhưng trong thực tế thì vấn đề này không bao giờ đạt được trong các tựa game

RX 5700 XT của AMD cũng là GPU với tiến trình 7nm, tiến trình mới này của TSMC cho phép AMD nhét khoảng 10,3 tỷ transitor vào khuôn Navi 10 có kích thước chỉ 251 mm2.

Ngược lại, RTX 2060 Super sử dụng tiến trình xử lý 12nm cũ hơn của TSMC. NVIDIA đã nhết 10,8 tỷ transitor vào khuôn TU106, nhưng kích thước khuôn lại lớn hơn với con số là 445 mm2. Tính ra %, kích thước khuôn của TU106 lớn hơn 77% so với Navi 10 trong khi đó chỉ hơn có khoảng 5% lượng transitor. Đối với người dùng, điều này chẳng có nghĩa lý gì, nhưng sự thật là nó sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu thụ điện năng, chi phí sản xuất và thậm chí là hiệu suất trong thực tế sử dụng.

Về mặt bộ nhớ, cả hai GPU đều có RAM 8GB GDDR6 tốc độ 14 Gbps trên bus 256 bit, tức là cùng mức băng thông như nhau. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các hệ thống bộ nhớ con của GPU là như nhau. Cả hai công ty đều sử dụng các hình thức nén màu delta không mất dữ liệu khác nhau để trích xuất hiệu năng cao hơn từ bộ nhớ. Các chi tiết có phần hạn chế, mặc dù GPU của Nvidia dường như nén dữ liệu tốt hơn hoặc đơn giản là trích xuất hiệu suất cao hơn từ cùng băng thông bộ nhớ theo những cách khác.

II. 
QUẢNG CÁO

Sự khác biệt lớn hơn giữa các GPU là hỗ trợ cho các tính năng kết xuất, cụ thể là DirectX Raytracing (DXR) và Vulkan-RT. Tuy nhiên, trong thực tế, các tựa game hỗ trợ tính năng Ray Tracing thực sự là chưa phổ biến, đồng thời chưa thể tận dụng tối đa sức mạnh mà công nghệ này mang lại.

Dưới đây là danh sách đầy đủ các tựa game hỗ trợ Ray Tracing khi viết bài này, bao gồm: Battlefield V , Call of Duty: Modern Warfare , Control , Delivery Us the Moon , Metro Exodus , Quake II RTX , Shadow of the Tomb Raider và Wolfenstein: Youngblood. Kèm vào đó là 8 tựa game sẽ được ra mắt trong năm 2020 này: Cyberpunk 2077, Doom Eternal, Dying Light 2, MechWarrior 5: Mercenaries, Minecraft RTX, Synced: Off-Planet, Vampire: The Masquerade - Bloodlines 2 and Watch Dogs: Legion. Vấn đề là cho đến nay, Ray Tracing thực sự chỉ phát huy vai trò trong các tựa game Control , Delivery Us the Moon.



Đó là lý do tại sao Nvidia cũng có công nghệ DLSS – học sâu siêu lấy mẫu, cho phép các tựa game hiển thị ở độ phân giải thấp hơn và sau đó nâng cao khả năng phát hiện và khử răng cưa. DLSS hoạt động tốt nhưng nó không hoàn hảo. Tuy nhiên, DLSS cũng rất hữu ích nếu người dùng không sử dụng RTX 2080 Ti và chơi các tựa game hỗ trợ Ray Tracing ở 1080p.

Hai đối thủ cũng cung cấp công nghệ chống xé hình: AMD FreeSync và Nvidia G-Sync. Nvidia hiện có một lợi thế, vì nó đã bắt đầu hỗ trợ các màn hình đồng bộ hóa thích ứng 'tương thích' chọn lọc (còn gọi là FreeSync nhưng không có nhãn hiệu AMD), trong khi AMD chỉ hoạt động với màn hình FreeSync / Adaptive Sync. Nvidia cho biết họ đã thử nghiệm hàng trăm màn hình FreeSync, 90 trong số đó hiện là ' Tương thích G-Sync ' bao gồm cả TV OLED 120Hz mới nhất của LG. Ngoài ra, Nvidia đã bổ sung hỗ trợ HDMI 2.1 VRR cho các VGA dòng RTX của mình.

Cuối cùng, mặc dù AMD có lợi thế trong công nghệ sản xuất, các tính năng phần cứng của Nvidia vẫn chiến thắng. Người dùngcó thể không thích cách các hiệu ứng dò tia nhìn trong mọi tựa game, hoặc tác động đến hiệu suất, nhưng ít nhất họ có tùy chọn bật chúng và thử chúng. Ngoài ra, người dùng đồng thời có thể lựa chọn giữa màn hình tương thích G-Sync và FreeSync / G-Sync.

Kẻ chiến thắng ở lần này là NVIDIA.

III. DRIVER VÀ PHẦN MỀM

Cả AMD và Nvidia đều cung cấp bộ phần mềm và trình điều khiển (driver) đầy đủ. Tuy nhiên, dung lượng cài đặt cũng là lớn, chẳng hạn như dung lượng của driver NVDIA là 529MB trong khi đó AMD là 482MB, tức tương đương với bộ cài Win XP.

Trình điều khiển Radeon Adrenalin 2020 mới nhất của AMD đã bổ sung một loạt các tính năng mới đồng thời giao diện người dùng cũng được tân trang lại một cách tốt nhát. AMD tuyên bố hiệu suất "tốt hơn tới 12%" so với các trình điều khiển Adrenalin 2019 của họ, mặc dù trong thực tế thử nghiệm thì đều này có vẻ như không được như thông báo. Cũng có vô số tính năng có sẵn, như Radeon Anti-Lag, Radeon Image Sharpening, Radeon Chill, Enhized Sync và khả năng ghi hoặc phát trực tuyến các phiên chơi trong các tựa game của người dùng. Với tính năng như vậy là quá nhiều để tìm hiểu, bao gồm cả khả năng tinh chỉnh và ép xung card đồ họa.

Phiên bản driver NVIDIA 442.19 mới nhất không có bất kỳ điểm nổi bật mới nào để thảo luận, nhưng giống như AMD, NVIDIA đã bổ sung các tính năng và cải tiến trong nhiều năm. Chia tỷ lệ số nguyên khả dụng (trên GPU Turing) và người dùng có thể điều chỉnh cài đặt 3D và cải tiến video. Nhưng rất nhiều tính năng bổ sung nằm trong GeForce Experience. Đó là nơi người dùng sẽ tìm thấy ShadowPlay để phát trực tuyến và ghi lại cách chơi của mình, nghe về các bản cập nhật driver, nhận các cấu hình cài đặt được đề xuất cho hầu hết các tựa game chính và cho phép áp dụng các bộ lọc, kể cả làm sắc nét, chọn bộ lọc ReShade…

Cũng không có hỗ trợ ép xung được tích hợp trong trình điều khiển của NVIDIA, nhưng đó không phải là một mất mát lớn. Các công cụ như MSI Afterburner và EVGA Precision X1 luôn có sẵn cho những người muốn vọc vạch, và được cho là tốt hơn bất cứ thứ gì từ AMD hay NVIDIA.

Người viết bài này rất thích cách tiếp cận thống nhất của AMD, nhưng có một số thứ khác cũng rất thích về driver của AMD. Tuy nhiên, có một điều mà người viết đã xem thường về GeForce Experience: Đăng nhập và gõ captcha là cần thiết để mọi thứ hoạt động. Tuy nhiên, thật khó chịu khi tần suất GeForce Experience dường như quên thông tin đăng nhập, vì vậy thao tác gõ thông tin đăng nhập và capcha lặp đi lặp lại nếu như thường xuyên nâng cấp driver là một thứ gây phiền toái nhiều hơn.

Tần suất và chất lượng cập nhật driver thì việc định lượng khó hơn một chút. Cả hai công ty đều đưa ra các trình điều khiển mới trên cơ sở thường xuyên, AMD đã có 33 bản phát hành vào năm 2019 và NVIDIA đã có 26 bản phát hành (không bao gồm các driver không công khai). Đó là trung bình 2-3 cập nhật driver mỗi tháng, mà một số người cho rằng quá nhiều. Cả hai công ty cũng cung cấp các driver sẵn sàng cho các tựa game một cách kịp thời cho tất cả các lần ra mắt lớn và cả hai đều có một vài trục trặc khi giới thiệu các driver này.

Kẻ chiến thắng lần này là AMD, vì đăng nhập để sử dụng driver là một ý tưởng tồi tệ
 

 IV. HIỆU NĂNG TRONG CÁC TỰA GAME THỬ NGHIỆM

Số người dùng làm các công việc chuyên sâu như tìm hiểu các chuỗi protein, tìm kiếm ET, xây dựng AI để chiếm lĩnh thế giới, khai thác tiền điện tử hoặc một số công việc khác là nhiều, nhưng so với các game thủ thì thật sự như “muối bỏ biển”. Vì thế, rất nhiều game thủ xem xét nâng cấp card đồ họa để chơi game. Chúng tôi đã thử nghiệm 12 tựa game trên nhiều độ phân giải và cài đặt để xác định GPU nào trong số hai GPU này có hiệu năng tốt nhất. Đây là kết quả:

RX 5700 XT của AMD có kết quả tổng thể nhanh hơn 7-10% ở độ phân giải được thử nghiệm, chỉ có 2 tựa game là The Outer Worlds và Total War: Warhammer 2 là NVIDIA giành chiến thắng. Cả hai tựa game này hỗ trợ API DirectX 11 (chúng tôi đã thử nghiệm DX12 trong Warhammer 2 trên GPU AMD, DX11 trên Nvidia), trong đó tám trong số mười tựa game còn lại đã được thử nghiệm với API DX12 hoặc Vulkan. Chúng tôi cũng không thử nghiệm tính năng Ray Tracing được kích hoạt trong hai tựa game hỗ trợ nó, vì cho đến nay AMD đã hầu như không thêm hỗ trợ trình điều khiển cho DXR.

Tin vui là một trong hai GPU có thể dễ dàng xử lýcác tựa game với độ phân giải 1080p ở tốc độ 60 khung hình / giây và 60 khung hình / giây thậm chí có thể thực hiện được ở tốc độ 1440p trên nhiều trò chơi của Assassin Creed Odyssey , Borderlands 3 và Metro Exodus…

Kẻ chiến thắng lần này lại là AMD.
 

V. ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ VÀ NHIỆT ĐỘ 

Đây là các GPU cao cấp và tùy thuộc vào model cụ thể của các nhà sản xuất, các yêu cầu về đầu cấp nguồn PCIE sẽ khác nhau. Hầu hết các sản phẩm trên thị trường cung cấp một đầu PCIE 8pin và một đầu 6 pin. Tuy nhiên, một số phiên bản ép xung sẵn và tùy chỉnh sẽ cung cấp 2 đầu cấp nguồn 8 pin.  sẽ yêu cầu cả đầu nối PEG 8 chân và 6 chân. Chỉ phiên bản RTX 2060 Super Founders Edition sử dụng một đầu cấp nguồn 8 pin duy nhất.

RX 5700 XT của AMD có mức công suất TBP chính thức là 225W, trong khi RTX 2060 Super của Nvidia được đánh giá ở mức 175W. Mức công suất này là dành cho phiên bản tham chiếu, tuy nhiên,  với các sản phẩm tùy chỉnh được ép xung sẵn từ các hãng thì con số này rất có thể sẽ cao hơn một chút. AMD khuyến nghị bộ nguồn công suất thực để chạy với RX 5700 XT là 600W và NVIDIA khuyến nghị ít nhất là 550W.

Trong sử dụng thực tế, các yêu cầu về một bộ nguồn với hệ thống kiểm tra Core i9-9900K thấp hơn nhiều so với các khuyến nghị được đưa ra. Theo đó, khi kiểm nghiệm sản phẩm đã đo được mức tiêu thụ của hệ thống là khoảng 325W với RTX 2060 Super và 370W với RX 5700 XT. Để có kết quả tốt hơn, đội ngũ thử nghiệm sẽ tinh chỉnh thử nghiệm với phần cứng chuyên dụng trong tương lai gần, vì việc tiêu thụ điện năng thông qua các tiện ích phần mềm phụ thuộc vào trình điều khiển, nhưng AMD và Nvidia không báo cáo các số liệu tương tự. AMD cho phép việc tiêu thụ điện năng chỉ dành cho GPU, trong khi Nvidia cho tổng mức tiêu thụ điện năng của bo mạch. GPU-Z là một ví dụ cho thấy mức tiêu thụ năng lượng trung bình là 173,2W cho 2060 Super so với 179.0W cho 5700 XT.

Đối với hầu hết các PC, sự khác biệt 30-50W trong việc tiêu thụ điện năng sẽ không ảnh hưởng nếu như bộ nguồn đáp ứng tốt.  Tuy nhiên, việc tiêu thụ điện năng cao hơn dẫn trực tiếp đến lượng nhiệt tỏa ra nhiều hơn, điều đó có nghĩa là tiếng ồn của quạt lớn hơn. Mặc dù các phiên bản tùy chỉnh sử dụng hệ thống tản nhiệt với quạt tốt hơn để khắc phục điều đó, nhưng nói chung, NVIDIA RTX 2060 Super sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn, tạo ra ít nhiệt hơn và độ ồn giảm hơn.

Việc Nvidia cung cấp hiệu năng tương tự (dù thấp hơn một chút) trong khi sản phẩm dựa trên tiến trình 12nm cũ hơn rất ấn tượng và chúng ta lại mong đợi GPU 7nm Ampere của Nvidia sẽ làm được gì vào cuối năm nay.

Kẻ chiến thắng lần này là NVIDIA.

 

VI. ĐỀ XUẤT VỀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG. 

Xác định VGA nào mang lại giá trị tốt hơn là rất khó, vì tất cả các yếu tố ở trên khá cân bằng cho cả hai. Về mặt giá cả, hai sản phẩm đều có mức giá tương đương. Doanh số GPU cá nhân có thể đến và đi, nhưng ít nhất trong vài tháng qua, RX 5700 XT đã được bán với giá thấp hơn RTX 2060 Super. AMD cũng tăng thêm giá trị của sản phẩm khi cung cấp một số tựa game miễn phí khi mua VGA RX 5700 XT. Gói nâng cao trò chơi hiện tại của AMD sẽ giúp người dùng có thêm Monster Hunter World: Iceborne , Resident Evil 3 và ba tháng Xbox Game Pass cho PC với RX 5700 XT. Những tựa game đó đáng giá bao nhiêu là điều đang tranh cãi, nhưng rõ ràng “méo mó có hơn không”.

Kẻ chiến thắng lần này lại là AMD.

VII. KẾT LUẬN CUỐI CÙNG

Nếu các tựa game hỗ trợ Ray Tracing nhiều hơn và tận dụng tốt hơn tính năng này, như đối với Control hoặc Battlefield V hay Shadow of the Tomb Raider thì RTX 2060 Super có thể là một lựa chọn tốt nhất. Về mặt hiệu năng, sản phẩm này vẫn đủ để xử lý cho phần lớn đối tượng người dùng ở hiện tại. Còn trong tương lai, không có gì ngạc nhiên khi người dùng có thể nâng cấp lên RTX 3060 hoặc VGA cao cấp hơn.  

Lời khuyên của người viết là lấy một VGA chơi tốt các tựa game ở hiện tại và lựa chọn các VGA hỗ trợ Ray Tracing trong tương lai. RX 5700 XT của AMD có giá thấp hơn RTX 2060 Super, đi kèm với một số tựa game như một phần thưởng bổ sung, có trình điều khiển và phần mềm tốt, và vượt trội so với đối thủ ở 10 trong số 12 tựa game thử nghiệm. Nếu người dùng muốn một GPU tốt nhất ngay bây giờ với mức giá ~ 400$ trở xuống thì RX 5700 XT dựa trên GPU Navi 10 và kiến ​​trúc RDNA của AMD là kẻ chiến thắng.

Còn nếu tiền không thành vấn đề và chỉ quan tâm tới hiệu năng, hãy quay sang đội xanh, bởi RX 5700 XT sẽ bị đánh bại bởi RTX 2070 Super và nhiều sản phẩm khác. Giá cả cũng có thể thay đổi và Nvidia đã giảm giá khởi điểm RTX 2060 xuống còn 300$ khi AMD tung ra RX 5600 XT vào tháng 1 năm 2020. Nhiều khả năng là các GPU Ampere thế hệ tiếp theo của Nvidia sẽ làm rung chuyển mọi thứ trên thị trường card đồ họa khi chúng ra mắt vào cuối năm nay.

                                                             AMD 

Tổng hợp theo Tomshardware.

 

Bài viết liên quan

So sánh Intel Core Ultra 5 245K và AMD Ryzen 5 9600X: Đội xanh hay đội đỏ?

So sánh Intel Core Ultra 5 245K và AMD Ryzen 5 9600X: Đội xanh hay đội đỏ?

04-11-2024, 10:21 am

Trong bài viết này, mình sẽ phân tích về thông số kỹ thuật và hiệu suất của cả Core Ultra 5 245K và Ryzen 5 9600X để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn cũng như có thể đưa ra được quyết định chọn lựa phù hợp nhất nhé!

Đánh giá Intel Core Ultra 5 245K: Cân bằng giữa giá thành và hiệu năng

Đánh giá Intel Core Ultra 5 245K: Cân bằng giữa giá thành và hiệu năng

23-10-2024, 11:31 am

Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ đánh giá chi tiết về CPU Intel Core Ultra 5 245K, để xem nó có thể kế thừa được những gì mà Core i5-13600K hay 14600K để lại hay không nhé!

Đánh giá Intel Core Ultra 7 265K: Có đáng để nâng cấp hay không?

Đánh giá Intel Core Ultra 7 265K: Có đáng để nâng cấp hay không?

23-10-2024, 8:59 am

Intel Core Ultra 7 265K là một trong những bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất thuộc dòng sản phẩm Arrow Lake-S mới của Intel, được thiết kế cho các hệ thống máy tính để bàn, hướng tới những người dùng cần hiệu suất cao. Dưới đây là đánh giá chi tiết của Nguyễn Công PC về hiệu suất của vi xử lý Intel Core Ultra 7 265K.

Đánh giá Intel Core Ultra 9 285K: Mạnh nhưng vẫn còn thiếu gì đó

Đánh giá Intel Core Ultra 9 285K: Mạnh nhưng vẫn còn thiếu gì đó

22-10-2024, 4:52 pm

Bài viết này của Nguyễn Công PC sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất tới bạn về Intel Core Ultra 9 285K, trong đó bao gồm thông số kỹ thuật, các tính năng nổi bật và đánh giá hiệu năng thực tế, giúp bạn dễ dàng cân nhắc liệu sản phẩm này có đáng để đầu tư hay không.

MSI xác nhận Core Ultra 9 285K 'ăn' ít điện và cho ra nhiệt độ thấp hơn Core i9-14900K

MSI xác nhận Core Ultra 9 285K 'ăn' ít điện và cho ra nhiệt độ thấp hơn Core i9-14900K

15-10-2024, 10:06 am

Thông tin rò rỉ từ leaker HardwareLuxx đã cho chúng ta thấy được những slide thuyết trình bị cấm của MSI về nền tảng CPU mới của cả Intel và AMD. Đây chính là những xác nhận đầu tiên về hiệu suất của AMD Ryzen 9000X3D cũng như Intel Core Ultra 200S.

Intel vô tình để lộ thông tin về mẫu CPU Core Ultra 9 295K hay chỉ là lỗi đánh máy?

Intel vô tình để lộ thông tin về mẫu CPU Core Ultra 9 295K hay chỉ là lỗi đánh máy?

14-10-2024, 11:17 am

Liệu đây có phải là mẫu CPU đầu bảng của Intel có mức xung nhịp và hiệu năng cao nhất trong dòng vi xử lý Arrow Lake-S năm nay, vượt qua cả 285K không hay chỉ là một nhầm lẫn?

Radeon RX 5950 XT xuất hiện trong bảng đăng ký với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU)

Radeon RX 5950 XT xuất hiện trong bảng đăng ký với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU)

16-01-2020, 3:40 am

Một năm mới bắt đầu bằng sự khởi đầu mới, một sự khởi đầu mới bắt đầu bằng việc ra mắt một sản phẩm mới. Và đối với AMD, họ nhận thức rất rõ được điều này khi tiến hành tiết lộ một số mẫu card đồ họa mới nhất tại CES 2020, chẳng hạn như model Radeon RX 5600 XT ở phân khúc tầm trung, được bán ra chỉ sau khi giới thiệu 1 tuần.

Intel core 10 nhân Comet Lake-S có thể tiêu thụ tới 300w năng lượng - Việc ra mắt sản phẩm có thể sẽ bị lùi sang Q2/2020

Intel core 10 nhân Comet Lake-S có thể tiêu thụ tới 300w năng lượng - Việc ra mắt sản phẩm có thể sẽ bị lùi sang Q2/2020

11-01-2020, 3:39 am

SK Hynix giới thiệu dòng SSD NVMe PCIe M.2, bộ nhớ DDR5 RDIMM và NAND FLASH 4D

SK Hynix giới thiệu dòng SSD NVMe PCIe M.2, bộ nhớ DDR5 RDIMM và NAND FLASH 4D

09-01-2020, 4:45 am

Phison giới thiệu SSD M.2 dung lượng khủng lên tới 8TB và SATA 16TB tại CES 2020.

Phison giới thiệu SSD M.2 dung lượng khủng lên tới 8TB và SATA 16TB tại CES 2020.

09-01-2020, 3:05 am

Main Asus ROG Strix X570 AII-White Concept được giới thiệu tại CES 2020

Main Asus ROG Strix X570 AII-White Concept được giới thiệu tại CES 2020

09-01-2020, 3:01 am

Tại CES 2020, Asus giới thiệu rất nhiều sản phẩm của mình và một trong những phần cứng thú vị được hãng trưng bày đó là bo mạch chủ ROG Strix X570 AII-White Concept.

Thermaltake giới thiệu dòng ToughRAM mới với xung nhịp lên tới 4.400 MHz – Không trang bị LED RGB.

Thermaltake giới thiệu dòng ToughRAM mới với xung nhịp lên tới 4.400 MHz – Không trang bị LED RGB.

08-01-2020, 4:10 pm

mes
Chat Facebook(8h-22h30)
mes
Chat Zalo(8h-22h30)
khuyen-mai

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!