Danh mục sản phẩm

Công nghệ

Review

Hướng dẫn

Tuyển dụng

Tin tức khuyến mại

Tin tức build PC

Đánh giá bo mạch chủ NZXT N7 Z490 - Thích hợp với hệ sinh thái NZXT

khanhninh 11-12-2020, 5:14 am

Hai năm trước, NZXT đã tung ra một dòng sản phẩm bo mạch chủ mang thương hiệu của riêng họ, với tên gọi N7 Z390. Dòng bo mạch chủ này khi ra mắt đã tạo nên tiếng vang khá lớn, bởi thiết kế của nó khá lạ mắt. Với tông màu chủ đạo đen trắng,  có sự hiện diện của một lớp vỏ kim loại bao phủ gần như toàn bộ bề mặt của bo mạch.

Ngoài màu trắng được giới thiệu, còn có cả biến thể màu đen. Cả hai đều có lớp hoàn thiện bên ngoài mờ mờ, làm cho chúng trở nên lý tưởng để kết hợp với các vỏ case của NZXT, chẳng hạn như H510i hoặc H710i…

Ban đầu, NZXT đặt ECS gia công các sản phẩm N7 Z390, tuy nhiên ECS không phải là một đơn vị xuất sắc cho việc sản xuất các bo mạch chủ chất lượng với độ ổn định cao. Do đó, NZXT quyết định làm mới dòng bo mạch chủ của họ thông qua việc hợp tác với ASRock. Và lần trở lại này, NZXT đã giới thiệu tới các tín đồ công nghệ trên toàn thế giới dòng sản phẩm N7 Z490 với một số cải tiến đáng giá. Chẳng hạn như  LAN 2,5 GbE, Wi-Fi 6, Dual M.2 và nhiều tính năng đáng kể khác mà chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết bên dưới.

Về ngoại hình, N7 Z490 hầu như không có nhiều thay đổi so với tiền nhiệm N7 Z390. Bởi cả hai dòng bo mạch chủ này đều được  trang bị giáp cho gần như toàn bộ mặt trước (với chất liệu chủ đạo là nhựa và kim loại) PCB, chỉ các khu vực như socket, khe cắm RAM, các cạnh trên và dưới của bo mạch mới không được trang bị giáp này.

NZXT N7 Z490 box

Nhìn tổng thể, lớp giáp mặt trước của N7 Z490 có kết cấu phù hợp và thẩm mỹ, với một lớp sơn mờ mờ ảo ảo khiến sản phẩm dễ thu hút ánh nhìn hơn.  Ở phía trên và bên dưới tay phải bo mạch chủ, chúng ta sẽ thấy tản nhiệt hợp kim nhôm lớn cho mạch VRM và PCH, với nhiều lỗ tổ ong có nhiệm vụ giải nhiệt từ các Mosfet và chipset để toàn bộ hệ thống được hoạt động ổn định hơn trong thời gian dài khi hoạt động tối đa sức mạnh. Điểm nhấn đáng kể của bo mạch chủ là phần giáp cho I/O với tông màu đen và dòng chữ NZXT nổi bật, tuy nhiên phần này NZXT không trang bị LED RGB.

 

Các vi xử lý thế hệ thứ 10 của Intel có mức xung nhịp cao lên tới 5.3GHz, số nhân cũng tăng từ 8 lên 10 so với thế hệ cũ, TDP là 125W. Cho nên khả năng các vi xử lý này ăn điện cũng như tỏa nhiều nhiệt, vì vậy mạch VRM của N7 Z490 cũng được thiết kế tốt hơn so với tiền nhiệm nhằm hỗ trợ chạy tốt các vi xử thế hệ thứ 10 này.

VRM của N7 Z490 có thiết kế 8+2+2 phase theo công bố từ nhà sản xuất. Trong đó IC PWM là loại Intersil ISL69269, bởi đây là loại controller khá mới mẻ trên thị trường và được sử dụng trên rất nhiều loại bo mạch chủ Z490 của các hãng. Trong đó, đặc tả kĩ thuật của controller này đó là hỗ trợ ouput cho 3 rail, do đó nó có thể điều khiển trực tiếp phần CPU vCore,  VCCGT, VCCSA .

Phần CPU vCore thì ISL69269 chia tín hiệu PWM 8 phase, với PowerStage SiC632A của Vishay Siliconix 50A mỗi con. Phần VCCGT là 2 phase, cũng sử dụng PowerStages giống CPU vCore. Nâng tổng số công suất cấp cho mạch VRM lên tới 400A/100A cho vCore/VCCGT. Phần VRM thiết kế cho VCCSA và VCCIO tương ứng mỗi thứ một phase, trong đó VCCSA / VCCIO được trang Sinopower SM4337 / SM4436 cho High Side và Low Side. PWM và Driver của VCCIO được lái bởi ANPEC APW 8828.

Kết hợp với đầu cấp nguồn 8+4 pin giúp cho việc tăng cường và cải thiện được điện áp của bo mạch chủ lên CPU một cách rất hiệu quả, tăng khả năng chạy fulload các vi xử lý TDP cao ngay cả khi ép xung nặng đô. Đồng thời choke Premium với dòng bão hòa lên tới 60A kèm tụ rắn cao cấp Nichicon 12K Platinum cho toàn bộ khu vực trên Main sẽ giúp bo mạch chủ hoạt động bền bỉ liên tục trong thời gian dài.

 

Do chipset Z490 vẫn chỉ hỗ trợ PCIe Gen 3 nên N7 Z490 chỉ hỗ trợ đồng thời cho các ổ SSD NVMe M.2 PCIe Gen 3 với hiệu suất và tốc độc cao nhưng có kích thước lớn hơn với định dạng phổ biến SSD M.2 2280/22110. N7 Z490 cung cấp 2 cổng  M.2 có thể cắm các SSD mới nhất theo chuẩn PCIe 3.0 cho tốc độ truyền dữ liệu lên đến 32Gb/s đồng thời cũng hỗ trợ các module SATA. Tuy nhiên, N7 Z490 chỉ được trang bị 4 cổng SATA 3 thay vì 6 cổng như nhiều loại bo mạch chủ khác.

N7 Z490 hỗ trợ dual channel với support tối đa 128GB RAM DDR4, xung nhịp cũng hỗ trợ lên tới DDR4 4266+(OC), nếu so sánh với các đối thủ cùng cấp thì việc hỗ trợ mức xung nhịp RAM này của N7 Z490 là hơi khiêm tốn. Ở các khe RAM được mạ vàng 15μ chống nhiễu. Đèn Debug giúp báo lỗi Mainboard khi có sự cố cũng được trang bị cho dòng sản phẩm này.

N7 Z490 cũng được hãng ưu ái khi trang bị cổng LAN dùng Dragon RTL8125BG với băng thông 2.5Gb/s, điều này giúp tăng băng thông truyền tải, giúp việc trải nghiệm game online hay dữ liệu mạng mượt mà hơn. N7 Z490 bao gồm kết nối WiFi 6 và sử dụng tất cả các lane PCI express có sẵn từ CPU và chipset để mọi thứ hoạt động như dự kiến.

Sử dụng một bộ máy tính với nhiều hiệu ứng ánh sáng LED là một xu thế của người dùng, điều này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, N7 Z490 hoàn toàn không trang bị bất kì đèn LED RGB nào trên bo mạch chủ, nhưng may mắn thay là hãng cũng bổ sung thêm một cổng Led RGB 12V và một cổng RGB 5V để người dùng có thể tự gắn thêm các dải Led bên ngoài nhằm tạo ra các hiệu ứng ánh sáng của riêng họ. Đồng thời,  quạt có thể được điều khiển bằng phần mềm CAM đi kèm từ NZXT.

Khu vực âm thanh được trang bị 5 con tụ hóa cao cấp của Nichicon, cung cấp âm thanh ấm tự nhiên với âm độ rõ ràng hơn. Chip điều khiển âm thanh vẫn sử dụng ALC1220 110dB SNR với Differential Amplifier.

Nguyễn Công đã tiến hành đánh giá sản phẩm thông qua cấu hình hệ thống như sau:

- Intel Core i7 10700K

- Bộ nhớ RAM Trident Z 3200MHz 2x8GB XMP Profile

- Bo mạch chủ NZXT N7 Z490

- Tản nhiệt NZXT Kraken X63 + Case NZXT H710i

- Win 10 Pro 1909 + Phần mềm Furmark, Final Fantasy XIV

- Nguồn FSP Aurum 1200W

- Công cụ đo nhiệt độ FLIR One Pro, nhiệt độ phòng 28 độ C.

Intel đưa ra một thiết lập một tiêu chuẩn cho các vi xử lý của họ mỗi khi các vi xử lý này được giới thiệu tới người dùng. Trong đó các giá trị PL1, PL2, Tau và các giá trị có liên quan khác trong BIOS / Firmware đều được đưa ra mặc định và điều này được Intel khuyến nghị.

PL1 (Power Limit 1) = TDP, hai giá trị này thường được định nghĩa như nhau, là mức tiêu thụ điện năng ở trạng thái ổn định và dài hạn lẫn hiệu quả của các vi xử lý. Ví dụ i9-10900K có TDP là 125W thì PL1 sẽ là 125W. Giá trị PL1 là giá thị thấp nhất.

PL2 (Power Limit 2) ngược lại với PL1, nó mang tính chất ngắn hạn và chỉ mức giá trị tối đa đạt được trong một thời gian nhất định của các vi xử lý. Các vi xử lý sẽ sử dụng chế độ Turbo lên đến tối đa giá trị của PL2 được quy định. Do đó, mức giá trị PL2 cao hơn PL1 rất nhiều và thường được áp dụng theo công thức PL2 = TDP * 1.25.

Tau được hiểu như là một biến thời gian. Có nghĩa là mức thời gian mà vi xử lý ở trong chế độ PL2 trước khi chuyển sang chế độ PL1. Do là biến thời gian nên nó không phụ thuộc vào nhiệt độ của vi xử lý.

Tùy thuộc vào hãng sản xuất bo mạch chủ mà các giá trị nói trên được thiết kế khác nhau. Trong đó PL2 và Tau sẽ có mức giá trị khi ở chế độ "Auto" khác nhau tùy thuộc vào cách thức mà nhà sản xuất muốn làm. Và việc khác biệt về giá trị sử dụng từ BIOS / Firmware sẽ dẫn tới mức xung nhịp và hiệu năng của các vi xử lý sẽ khác nhau theo định mức được quy định sẵn này.

Gigabyte với MSI ban đầu thì họ lại thiết lập giá trị sẵn của BIOS cho PL1, PL2 và Tau thành vô hạn khi ở chế độ Auto. Đối với ASUS và ASRock, có một vấn đề gây khó dễ cho người dùng thông thường đó là không nhận đúng mức xung nhịp tối đa của vi xử lý khi chạy các ứng dụng tận dụng hiệu năng. Nhưng bù lại, người dùng có thể không cần phải quan tâm quá nhiều tới tản nhiệt đang sử dụng. Còn với Gigabyte hay MSI, điều người dùng quan tâm là tản nhiệt nào sẽ đi kèm với bo mạch chủ để có thể hỗ trợ tốt nhất cho vi xử lý i9-10900K.

Cuối cùng, ASUS và ASRock cũng có thể cho người dùng tùy chỉnh bằng tay các thông số PL1, PL2, Tau để đạt tới giới hạn cực đỉnh cho các vi xử lý được cài đặt trên mỗi loại bo mạch chủ. Đồng thời, trong một động thái mới nhất, ASUS đã ra các phiên bản BIOS mới hơn cho phép người dùng một là bấm F1 đặt giá trị công suất theo Intel, hai là bấm F3 để mở giới hạn công suất để tận dụng tối đa hiệu năng của vi xử lý.

Bởi vì bo mạch chủ N7 Z490 được thực hiện bởi ASRock, nên giá trị PL mặc định được gán trong BIOS theo quy định là 125W. Vì thế, Nguyễn Công đã tiến hành điều chỉnh mức giá trị này trở thành vô hạn để load mức xung của i7 10700K lên mức cao nhất ở mặc định, sau đó tiến hành ép xung vi xử lý Intel Core i7 10700K ở mức 5.0GHz với thiết lập voltage ban đầu là 1.3V. Đồng thời điểu chỉnh cấu hình kiểm soát điện áp bằng cách thiết lập mục hiệu chỉnh dòng tải LLC ở Level 1 nhằm mang lại giá trị VDroop tốt nhất. Tuy nhiên, phiên bản BIOS P1.10 này chưa thực sự tốt, bởi khi set giá trị ở mức voltage 1.3V như vậy, khi vào Windows và chạy CPU-Z, phần vCore báo lên hơn 1.4V cho tất cả các nhân, đây là một con số chênh lệch quá nhiều. Điều này gây ra vấn đề mất ổn định hệ thống, làm sai lệch kết quả khi ép xung lên cao hoặc sử dụng các ứng dụng không trơn tru.

Một vài kết quả benchmark ở mức xung 5.0GHz, bao gồm các ứng dụng Corona Benchmark, GeekBench 5, Cinebench R20, Final Fantasy XV...

Geekbench 5 ở mức xung 5.0GHz
 

Corona Benchmark ở mức xung 5.0Ghz
 

Final Fantasy FV ở mức xung 5.0GHz

 

Tiến hành chạy Stress i7 10700K ở mức xung All Core 4.7GHz, CPU Package lúc này ~ 230W, bo mạch chủ N7 Z490 hoàn thành bài thử nghiệm với việc chạy ổn định trong thời gian hơn 20P. Nhiệt độ của khu vực heatsink VRM khoảng hơn 60 độ, nếu đóng kín case thì phần này rơi vào khoảng 65-70 độ tùy vào đối lưu.


Tuy nhiên, phần nóng nhất ở khu vực VRM có thể lên tới hơn 90 độ do khu vực này bị om khí (phần tụ lọc cho khu vực CPU), do đó vi xử lý thích hợp nhất cho bo mạch chủ này vẫn là i7 10700K ở chế độ All Core 4.7Ghz

 

Thực sự mà nói, cũng tương tự như tiền nhiệm của nó, N7 Z490 được NZXT  tập trung chủ yếu vào tính thẩm mỹ lẫn phù hợp với hệ sinh thái của họ đang có, nhất là kết hợp với tản nhiệt và vỏ case vốn là thứ tạo nên tên tuổi của hãng. Về mặt hiệu suất, N7 Z490 tương đồng với nhiều loại bo mạch chủ khác ở cài đặt mặc định. Về khả năng ép xung, có vẻ như N7 Z490 cần phải cập nhập một phiên bản BIOS mới hơn để giúp cho việc cải thiện điện áp hoạt động cũng như hiệu chỉnh dòng tải một cách tốt nhất. Điểm yếu duy nhất của sản phẩm đó chính là bo mạch với PCB chỉ có 4 layer, khiến cho nó khó có thể khiến được các vi xử lý với mức Package lớn trong thời gian dài bởi hiện tượng nhiễu xuyên âm sẽ xảy ra lớn hơn.
 

Nhìn chung, đây là một bo mạch chủ mang nhiều yếu tố thẩm mỹ, các cổng kết nối và tính năng cũng đa dạng. Kết hợp cùng với hệ sinh thái sản phẩm từ NZXT, hiển nhiên người dùng sẽ có một hệ thống PC độc và lạ hơn rất nhiều. Trong khi đó hiệu năng được đảm bảo toàn vẹn lẫn ổn định cho hệ thống khi sử dụng cùng với các vi xử lý như i7 10700K hoặc tương đương.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách chọn RAM phù hợp với Main và CPU

Hướng dẫn cách chọn RAM phù hợp với Main và CPU

27-03-2024, 9:07 am

Hiểu được cách chọn RAM phù hợp với Main và CPU, bạn có thể tiết kiệm được chi phí, đồng thời loại bỏ nguy cơ không tương thích khi kết nối RAM với hệ thống linh kiện và phát huy được tối đa được sức mạnh chiếc laptop/PC để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình.

Rò rỉ CPU AMD EPYC Turin Zen 5 & Zen 5C thế hệ thứ 5: Lên tới 160 lõi, 320 MB bộ nhớ đệm và 500W TDP

Rò rỉ CPU AMD EPYC Turin Zen 5 & Zen 5C thế hệ thứ 5: Lên tới 160 lõi, 320 MB bộ nhớ đệm và 500W TDP

25-03-2024, 9:37 am

Các thông số kỹ thuật sơ bộ của dòng EPYC Turin thế hệ tiếp theo của AMD sẽ được gắn nhãn hiệu EPYC thế hệ thứ 5 đã được tiết lộ, bao gồm ít nhất 20 SKU dựa trên kiến ​​trúc lõi Zen 5 & Zen 5C. Các lõi này có tên mã là lõi Zen 5 " Nirvana " & Zen 5C " Prometheus ".

Cách kiểm tra bảo hành Laptop Dell bằng Service Tag vô cùng đơn giản

Cách kiểm tra bảo hành Laptop Dell bằng Service Tag vô cùng đơn giản

20-03-2024, 9:58 am

Trong thời đại số hóa hiện nay, laptop đã trở thành một công cụ quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt, laptop Dell luôn được biết đến với chất lượng và độ bền hàng đầu.

CEO Jensen Huang phát biểu về NVIDIA GTC 2024 có gì nổi bật

CEO Jensen Huang phát biểu về NVIDIA GTC 2024 có gì nổi bật

19-03-2024, 2:10 pm

Giám đốc điều hành NVIDIA Jensen Huang sẽ phát biểu trước khán giả tại Trung tâm SAP ở San Jose, California, đánh dấu sự trở lại của công ty với một sự kiện trực tiếp. Đại diện báo chí từ khắp nơi trên thế giới đã được mời tham dự. Đối với những người không thể có mặt trực tiếp tại đó, bài phát biểu quan trọng sẽ được phát trực tiếp, đảm bảo khả năng tiếp cận rộng rãi hơn với thông tin chi tiết và thông báo của sự kiện.

Intel Core i9-14900KS được ép xung lên 9117 MHz đạt kỷ lục thế giới mới

Intel Core i9-14900KS được ép xung lên 9117 MHz đạt kỷ lục thế giới mới

15-03-2024, 9:27 am

ASUS ROG đã giành được bốn kỷ lục thế giới mới nhờ ra mắt Intel Core i9-14900KS, CPU máy tính để bàn 24 nhân mới. Bộ xử lý này có xung nhịp 6,2 GHz ngay từ đầu, nhưng điều này không có gì bất thường đối với những người ép xung, những người mới bắt đầu đẩy CPU lên một tầm cao mới.

GPU NVIDIA GeForce RTX 50 GB20X có giao diện bộ nhớ tương tự dòng RTX 40 AD10x

GPU NVIDIA GeForce RTX 50 GB20X có giao diện bộ nhớ tương tự dòng RTX 40 AD10x

11-03-2024, 9:20 am

Theo thông tin từ Kopite7kimi, game thủ không nên mong đợi bus bộ nhớ 512 bit cho dòng RTX 50. Mặc dù nhà rò rỉ phần cứng đáng tin cậy này trước đây đã gợi ý về một kịch bản như vậy, nhưng hiện tại người ta đã nhắc lại rằng GPU RTX 50 hàng đầu, được gọi là GB202, sẽ một lần nữa duy trì cấu hình bus bộ nhớ 384-bit.

Đánh giá nhanh Leadtek RTX 3090 Hurricane - Hiệu năng tốt, giá cả hợp lý.

Đánh giá nhanh Leadtek RTX 3090 Hurricane - Hiệu năng tốt, giá cả hợp lý.

10-12-2020, 9:38 am

Ngày hôm nay, Nguyễn Công sẽ đánh giá nhanh dòng sản phẩm Leadtek RTX 3090 WinFast Hurricane, một trong những sản phẩm chủ lực của Leadtek cho dòng RTX 3000 Series với nhiều cải tiến đáng giá.

Top 10 Màn Hình Đồ Họa 2021 Được Kiến Trúc Sư Tin Dùng

Top 10 Màn Hình Đồ Họa 2021 Được Kiến Trúc Sư Tin Dùng

09-12-2020, 4:21 am

Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn top 10 màn hình đồ họa 2021 được kiến trúc sư tin dùng. Trước khi đi đến top màn hình đồ họa thì Nguyễn Công sẽ hướng dẫn nhanh cho bạn những thông số, vấn đề bạn cần quan tâm khi mua màn.

Top 10 cấu hình máy tính vừa đồ họa vừa gaming theo ngân sách 2021

Top 10 cấu hình máy tính vừa đồ họa vừa gaming theo ngân sách 2021

07-12-2020, 6:13 am

Nguyễn Công PC sẽ giới thiệu đến bạn 10 cấu hình máy tính vừa đồ họa vừa gaming theo ngân sách năm 2021 mà bạn nên tham khảo.

Unbox Leadtek RTX 3060Ti Hurricane - Làn gió mới!

Unbox Leadtek RTX 3060Ti Hurricane - Làn gió mới!

04-12-2020, 4:37 am

Leadtek RTX 3060Ti Hurricane với một số tùy chỉnh so với phiên bản tham chiếu từ NVIDIA. Trong bài viết unbox ngày hôm nay, Nguyễn Công sẽ phân tích nhanh một số đặc điểm của sản phẩm này.

Đánh giá bàn phím AKKO midnight - Chất lượng trong phân khúc dưới 1 triệu đồng

Đánh giá bàn phím AKKO midnight - Chất lượng trong phân khúc dưới 1 triệu đồng

11-11-2020, 4:47 am

AKKO đã ra mắt thêm một sản phẩm mới có giá rẻ có tên AKKO midnight. Ở mức giá khoảng 840.000 VNĐ - 940.000 VNĐ thì AKKO cũng có đủ layout cho người dùng lựa chọn (3084 - 3087 - 3096 - 3104) - Hiện tại đây là phím rẻ nhất của thương hiệu AKKO.

Đánh giá bộ nguồn MSI A650GF / A750GF - Thiết kế thẩm mỹ

Đánh giá bộ nguồn MSI A650GF / A750GF - Thiết kế thẩm mỹ

09-11-2020, 10:38 am

Ngày hôm nay, Nguyễn Công PC hân hạnh được cầm trên tay bộ đôi PSU mới nhất của MSI là A650GF , A750GF và có một vài nhận xét đánh giá sản phẩm ở bên dưới với bộ đôi sản phẩm này.

banner-left
banner-right
mes
Chat Facebook(8h-20h30)
mes
Chat Zalo(8h-20h30)
khuyen-mai

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!