Danh mục sản phẩm

Công nghệ

Review

Hướng dẫn

Tuyển dụng

Tin tức khuyến mại

Tin tức build PC

Mạch VRM là gì? Số Phase, Bộ nhân đôi điện áp và cách thức hoạt động?

Trung 18-04-2020, 4:56 pm

VRM là gì? Nó được dùng để làm? Tại sao bo mạch chủ và card đồ họa cần VRM, và chúng quan trọng như thế nào? Đây là những câu hỏi mà rất rất nhiều người đã và đang đặt ra hàng ngày hàng giờ, nhất là những người đang muốn sắm cho mình một bo mạch chủ và một card đồ họa để chạy lâu dài. Câu trả lời và giải thích đơn giản sẽ có trong bài viết này và tất nhiên nó nằm ở bên dưới.



VRM là viết tắt của Voltage Regulation Modulator - Bộ điều chỉnh điện áp. Có nghĩa rằng chức năng và nhiệm vụ của VRM trên bo mạch (PCB) đó chính là đảm bảo cho CPU hoặc GPU có mức công suất cần thiết ở một điện áp phù hợp. Một bo mạch có VRM chất lượng thấp có thể gây ra nhiều vấn đề bao gồm gây tắt máy khi tải nặng, khả năng ép xung kém, hoạt động nóng hơn cho CPU/GPU, giảm tuổi thọ sử dụng và thậm chí là gây cháy nổ.  

VRM hoạt động như thế nào?

Một PSU hiện đại cung cấp đường 12V cho bo mạch chủ và card đồ họa. Tuy nhiên, CPU và GPU rất nhạy cảm và không thể chịu được loại điện áp đó. Lúc này VRM sẽ phát huy nhiệm vụ mà nó vốn được trao, đó chính là điều tiết mức điện áp cấp từ 12V tới 1.1V hoặc thấp hơn và gửi nó tới GPU/CPU để các thiết bị này hoạt động một cách tốt nhất. Điều này yêu cầu mạch VRM phải hoạt động một cách chính xác, bởi nếu chỉ cần có một chút sự cố xảy ra là sẽ có nhiều sự nuối tiếc. Chẳng hạn như  đột biến điện áp có thể làm hỏng bộ xử lý, biến nó thành một chặn giấy đắt tiền. VRM bao gồm ba phần:  MOSFET, cuộn cảm (Choke or Inductor) và tụ điện. Ngoài ra còn có một chip điều khiển điều chỉnh điện áp, được gọi là bộ điều khiển PWM.

Như hình ảnh minh họa bên dưới được lấy từ PowerColor Radeon RX 5700 XT Red Devil. Phần được đánh dấu bằng ô vuông màu trắng là GPU Core VRM và hai ô vuông màu đen là VRM bộ nhớ. Phần ô vuông màu đỏ là cuộn cảm, phần màu xanh lá cây là MOSFET và phần màu xanh dương là tụ điện. Mỗi VRM cho các bo mạch chủ hay card đồ họa trên thị trường sẽ bao gồm ba thành phần này. Ngoài ra còn có thêm  thành phần SoC và VDDI (bộ điều khiển điện áp bộ nhớ) nằm ở phần phía dưới bên trái GPU và bên dưới GPU Core VRM.

VRM nhiều phase và bộ nhân đôi điện áp (doubler)? 

Hầu hết các thiết kế VRM trên các bo mạch chủ cho CPU hoặc VGA đều tận dụng nhiều phase. Việc sử dụng nhiều phase mang lại hiệu quả về năng lượng và đáng tin cậy hơn so với VRM một phase. Chúng hoạt động bằng cách phân phối năng lượng được cung cấp cho nhau, giảm tải cho các thành phần riêng lẻ cũng như nhiệt được tạo ra, nhờ đó tốt hơn nhiều so với VRM một phase. Các phase khác nhau của VRM thay phiên nhau cung cấp năng lượng cho CPU / GPU, mỗi phase cung cấp một phần nhỏ số lượng cần thiết. Điều này không chỉ cải thiện khả năng tản nhiệt và hiệu quả mà còn giúp bộ xử lý điện có TDP cao hơn một cách an toàn. Chỉ có một phase hoạt động tại một thời điểm, nhưng lượng điện năng cung cấp không đổi. Số lượng phase càng nhiều, càng có thể cung cấp nhiều năng lượng một cách an toàn, do đó làm giảm tải và giảm nhiệt cho mỗi phase.

VRM thường được đặt tên là 6 + 1 hoặc 8 + 2. Con số sáu hoặc tám phase là để cung cấp năng lượng cho CPU / GPU và con số một hoặc hai là số phase dành cho bộ nhớ. Hiện tại các bo mạch chủ trên thị trường chúng ta thường thấy có số phase rất lớn, từ 12 phase trở lên. Đây hầu hết chỉ là các VRM sáu phase sử dụng bộ nhân đôi (double) để tăng gấp đôi công suất và thường mang tính chất Marketing.

Bộ nhân đôi điện áp cho VRM hoạt động bằng cách phân phối sức mạnh giữa hai lane Mosfet, cuộn cảm và tụ điện có sẵn cho mỗi trong số chúng. Thông thường, bộ điều khiển PWM xem mỗi hai lane này được điều khiển bởi bộ nhân đôi là một. Điều này cho phép các bộ điều khiển PWM có hỗ trợ tối đa VRM  6 phase được sử dụng trong các thiết kế VRM 12 phase bằng cách sử dụng bộ nhân đôi này.

Mặc dù vẫn tốt hơn so với VRM 6 phase thông thường, nhưng hiệu quả của loại này không được như quảng cáo và so ra thì không bằng loại VRM có 8 phase hoặc 10 phase thực. Bởi chúng sẽ gây ra một độ trễ và giảm một nửa tần số của dòng điện được cung cấp. Hơn nữa, chỉ một trong hai có thể được bật cùng một lúc.  Trong khi VRM nhiều phase thực khởi động ngay lập tức hoặc lần lượt từng phase mà không gây ra độ trễ, các phase  sử dụng bộ nhân đôi gây ra độ trễ làm giảm hiệu quả tổng thể.

Hãy nhìn vào mặt sau của PCB minh họa bên dưới. Các mũi tên màu đỏ là chỉ các bộ nhân đôi điện áp, có tổng số 5 bộ nhân đôi. Thiết kế này nhìn bên ngoài là 10 phase, nhưng thực tế nó là thiết kế 4+1 theo lối double lên nên sẽ thành 8 + 2.



Nếu một bo mạch chủ hay card đồ họa có VRM 6 phase và sử dụng bộ nhân đôi điện áp, nó sẽ tốt hơn so với các bo mạch chủ khác chỉ có 6 phase trên VRM. Điều kiện so sánh ở đây là chất lượng linh kiện và thiết kế VRM tương đồng nhau. Tuy nhiên, nếu một bo mạch chủ hay card đồ họa có VRM 6 phase sử dụng bộ nhân đôi điện áp thông thường sẽ kém hiệu quả hơn VRM 7 phase hoặc 8 phase thực. Lý do như đã giải thích ở trên, đó là các bộ nhân đôi gây ra một độ trễ nhỏ cho các tín hiệu PWM.

TỔNG KẾT

Một bo mạch chủ hay card đồ họa có chất lượng tốt là một sản phẩm có mạch VRM xịn sò, đây là điều cần thiết cho việc hoạt động ổn định lâu dài ngay cả khi ở cường độ cao như ép xung.  VRM tốt cho phép tăng mức tiêu thụ năng lượng vượt quá 100% và đôi khi nó có thể cung cấp điện áp cao hơn một chút so với thông số kỹ thuật.

Xem thêm: “Rò rỉ” bo mạch chủ ASUS TUF Gaming Z490-PLUS Wi-Fi: Mạch VRM 16 phase hỗ trợ cho CPU Intel Comet Lake thế hệ thứ 10

Bài viết liên quan

Cách phát hiện và phòng tránh các file EXE nguy hiểm, độc hại

Cách phát hiện và phòng tránh các file EXE nguy hiểm, độc hại

16-11-2024, 5:28 pm

Tội phạm mạng thường dùng các file EXE nguy hiểm để phân tán phần mềm độc hại bao gồm malware, ransomware hoặc spyware. Vì thế, việc nhận diện và tránh xa các file có khả năng gây hại là rất quan trọng để bảo vệ thiết bị khỏi nguy cơ lây nhiễm. Nếu bạn nghi ngờ rằng một file không an toàn, có nhiều cách để kiểm tra trước khi sử dụng.

Đánh giá Intel Core Ultra 5 245K: Cân bằng giữa giá thành và hiệu năng

Đánh giá Intel Core Ultra 5 245K: Cân bằng giữa giá thành và hiệu năng

23-10-2024, 11:31 am

Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ đánh giá chi tiết về CPU Intel Core Ultra 5 245K, để xem nó có thể kế thừa được những gì mà Core i5-13600K hay 14600K để lại hay không nhé!

Đánh giá Intel Core Ultra 7 265K: Có đáng để nâng cấp hay không?

Đánh giá Intel Core Ultra 7 265K: Có đáng để nâng cấp hay không?

23-10-2024, 8:59 am

Intel Core Ultra 7 265K là một trong những bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất thuộc dòng sản phẩm Arrow Lake-S mới của Intel, được thiết kế cho các hệ thống máy tính để bàn, hướng tới những người dùng cần hiệu suất cao. Dưới đây là đánh giá chi tiết của Nguyễn Công PC về hiệu suất của vi xử lý Intel Core Ultra 7 265K.

Đánh giá Intel Core Ultra 9 285K: Mạnh nhưng vẫn còn thiếu gì đó

Đánh giá Intel Core Ultra 9 285K: Mạnh nhưng vẫn còn thiếu gì đó

22-10-2024, 4:52 pm

Bài viết này của Nguyễn Công PC sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất tới bạn về Intel Core Ultra 9 285K, trong đó bao gồm thông số kỹ thuật, các tính năng nổi bật và đánh giá hiệu năng thực tế, giúp bạn dễ dàng cân nhắc liệu sản phẩm này có đáng để đầu tư hay không.

TOP 7 cách mở Task Manager trên Windows mà có thể bạn chưa biết

TOP 7 cách mở Task Manager trên Windows mà có thể bạn chưa biết

14-10-2024, 10:36 am

Bài viết sau đây của Nguyễn Công PC sẽ chia sẻ tới bạn đọc 7 cách để có thể mở được Task Manager dễ dàng trên hệ điều hành Windows.

TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt đáng mua nhất

TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt đáng mua nhất

19-09-2024, 2:30 pm

Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ giới thiệu đến bạn TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng từ cá nhân đến doanh nghiệp, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Hướng dẫn mua máy tính xách tay chơi game năm 2020 - Dành cho game thủ

Hướng dẫn mua máy tính xách tay chơi game năm 2020 - Dành cho game thủ

14-04-2020, 10:28 am

10 Cấu Hình Máy Tính Chơi Game Đáng Mua Nhất - Theo Ngân Sách

10 Cấu Hình Máy Tính Chơi Game Đáng Mua Nhất - Theo Ngân Sách

05-04-2020, 9:13 am

Với kinh nghiệm hơn 10 năm build PC của chúng tôi, trước khi giới thiệu đến các bạn 10 cấu hình máy tính chơi game thì dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm đến trước khi mua PC gaming.

Ép xung vi xử lý AMD Ryzen - Những điều cần biết để tối ưu hóa vi xử lý Ryzen

Ép xung vi xử lý AMD Ryzen - Những điều cần biết để tối ưu hóa vi xử lý Ryzen

03-04-2020, 10:00 am

Ép xung vi xử lý AMD Ryzen - Những điều cần biết để tối ưu hóa vi xử lý Ryzen

Card đồ họa nào tương thích với PC của bạn

Card đồ họa nào tương thích với PC của bạn

07-03-2020, 9:55 am

Card đồ họa là một trong những linh kiện thường được nâng cấp lên. Nếu bạn đang có ý định nâng cấp card đồ họa cho PC của mình thì bài viết này sẽ giúp bạn biết được card đồ họa bạn định nâng lên có tương thích với PC của bạn không.

Cách khắc phục lỗi máy in không hoạt động trên windows 10

Cách khắc phục lỗi máy in không hoạt động trên windows 10

04-03-2020, 3:52 am

Đặc biệt khi máy tính của bạn nâng cấp hệ điều hành thì rất dễ xuất hiện lỗi máy tin không hoạt động trên windows 10. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số cách khắc phục lỗi máy in không hoạt động trên windows 10.

Hướng dẫn update BIOS cho bo mạch chủ ASRock

Hướng dẫn update BIOS cho bo mạch chủ ASRock

03-03-2020, 4:58 am

Update BIOS không khó, nhưng với nhiều người mới bắt đầu thì hiển nhiên là sẽ khó khăn do chưa biết bắt đầu từ đâu.

mes
Chat Facebook(8h-22h30)
mes
Chat Zalo(8h-22h30)
khuyen-mai

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!