Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Công nghệ lưu trữ trên ổ cứng hiện nay có 2 loại: HDD là dạng truyền thống, SSD là loại ổ cứng mới ở dạng thể rắn. HDD là viết tắt của Hard Disk Drive là ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ. Với HDD, dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa (platter), ví dụ trong ổ đó bạn có 1000 bài nhạc MP3, khi muốn mở một bài nhạc nào đó, đầu từ của ổ sẽ quét lên các phiến đĩa để tìm file MP3 đó, việc này mất một khoảng thời gian (gọi là seek time), nhưng vì seek time này vô cùng nhỏ, chỉ vài giây, nên hầu như chúng ta không nhận thấy sự chậm trễ này. Tuy nhiên, vì cơ chế đó mà với HDD có chứa nhiều dữ liệu, chúng sẽ bị phân mảnh, dẫn tới việc tốc độ truy xuất bị giảm sút (giống như ta mất thời gian lựa chọn đồ ăn cho một bữa ở trong siêu thị), và cũng vì giới hạn trong công nghệ sản xuất mà HDD ngày nay chỉ tăng về dung lượng là chủ yếu chứ tiến rất chậm về tốc độ. SSD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Solid-State Drive” là ổ đĩa thể rắn. Ổ cứng SSD thực hiện các công việc cùng chức năng như HDD, nhưng thay vì được phủ 1 lớp từ trên mặt đĩa cứng, các dữ liệu được lưu trữ trên các con Chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả lúc ổ không được cung cấp điện.
SSD Khủng : Samsung 860 Evo 4Tb
Như đã biết công dụng của cả hai loại này đều dùng để lưu trữ dữ liệu. Nhưng mỗi loại ổ cứng sẽ mang cho mình những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Giá: SSD giá thành đắt hơn khá nhiều so với HDD. VD: 1 ổ đĩa HDD với dung lượng 1TB bạn mất khoảng 1tr VNĐ nhưng với số tiền đó bạn chỉ mua được ổ SSD 256GB.
Kích thước, trọng lượng: SSD có kích thước cũng như trọng lượng thấp hơn hẳn so với HDD chưa kể SSD còn có loại M.2 còn chưa bằng một thanh Ram.
Hiệu suất và sự thông dụng: SSD ổn định hơn so với HDD rất nhiều. Bên cạnh đó là SSD có khả năng chống sốc cực tốt so với HDD. Về tính thông dùng thì HDD vẫn được sử dụng nhiều hơn vì giá rẻ và dung lượng lớn, nhưng SSD đang càng ngày càng phổ biến vì có giá thành ngày càng rẻ và hợp lý hơn.
Tốc độ: là ưu điểm tuyệt đối của SSD khi so sánh với HDD, kể cả SSD dòng rẻ nhất cũng nhanh hơn HDD từ 3-4 lần. SSD chỉ mất vài giây để có thể khởi động máy tính thì HDD mất đến 1 phút hoặc nhiều hơn, tốc độ này cũng đúng trong các tác vụ hàng ngày, khi mở các chương trình, hay chơi game, sử dụng đồ họa.
Độ bền: Độ bền của SSD hơn hẳn so với HDD do cấu tạo vật lý của SSD là cố định. Còn HDD sẽ phải hoạt động liên tục trục quay và đĩa từ. Còn nếu bạn chỉ để 2 ổ này hoạt động ở yên một chỗ thì HDD sẽ cho độ bền cao hơn nhiều vì SSD có giới hạn ghi dữ liệu, khi đến giới hạn thì chiếc SSD của bạn sẽ chỉ có thể đọc mà không thể ghi được nữa.
Tiếng ồn: HDD sẽ khá rung và có tiếng ồn khi lưu/xuất dữ liệu sau một thời gian sử dụng, ổ HDD thế hệ mới sẽ giảm được một phần về tiếng ồn. Trong khi đó, ổ cứng SSD hoạt động cực kì mượt và yên lặng.
Sự phân mảnh dữ liệu: do cấu trúc là mặt đĩa hình tròn, vì thế dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn trên HDD, nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn (ổ đĩa quay), điều này không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.
Bộ nhớ flash đơn cấp (SLC) là loại bộ nhớ đầu tiên và là hình thức lưu trữ dữ liệu chính trong nhiều năm. Giống như tên gọi của nó, loại bộ nhớ này chỉ lưu trữ một chút dữ liệu trên mỗi cell, khiến nó trở nên cực kỳ nhanh và có độ bền tốt. Tuy nhiên, với công nghệ lưu trữ ngày này, việc lưu trữ trên mật độ không dày đặc khiến cho sử dụng loại bộ nhớ này trở nên kém phổ biến bởi khả năng lưu trữ thấp của nó. Tại thời điểm này, ngoài các loại ổ đĩa chuyên nghiệp cực kỳ đắt tiền và sử dụng như một lượng nhỏ bộ nhớ cache nhanh, SLC đã được thay thế bằng các loại công nghệ lưu trữ flash mới hơn, lưu được nhiều bit/cell hơn.
Bộ nhớ flash đa lớp (MLC) được ra mắt sau SLC và là loại lưu trữ được lựa chọn nhiều trong nhiều năm qua bởi khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều ở mức giá thấp, mặc dù tốc độ có chậm hơn SLC. Để khắc phục vấn đề tốc độ, nhiều ổ đĩa này có một lượng nhỏ bộ nhớ đệm SLC nhanh hơn hoạt động như bộ đệm ghi. Ngày nay, ngoài một vài ổ đĩa cao cấp dành cho người dùng có nhu cầu cao, MLC đã được thay thế bằng đàn em tiếp theo trong công nghệ lưu trữ NAND, TLC.
Bộ nhớ flash ba cấp (TLC) là loại lưu trữ tiêu chuẩn của các ổ SSD dành cho người tiêu dùng đại trà hiện nay. Mặc dù TLC chậm hơn MLC, nhưng như tên gọi của nó, khả năng lưu trữ dữ liệu dày đặc của TLA khiến cho các ổ đĩa sử dụng nó thường có khả năng lưu trữ lớn với giá cả phải chăng. Hầu hết các ổ TLC (ngoại trừ những loại cực rẻ) cũng sử dụng một số loại công nghệ lưu bộ nhớ đệm, vì TLC khi không có bộ đệm thường không nhanh hơn đáng kể so với ổ đĩa cứng truyền thống. Đối với những người dùng bình thường chạy các ứng dụng và hệ điều hành tiêu chuẩn, việc ổ TLC sử dụng bộ nhớ đệm để làm tăng tốc độ không phải là vấn đề quá lớn. Các ổ đĩa thường không được bị ghi dữ liệu đủ nhanh để có thể bị tràn bộ nhớ đệm. Những người dùng chuyên nghiệp và cao cấp – những người thường làm việc với các tệp dữ liệu lớn – nên ưu tiên sử dụng ổ đĩa MLC đắt tiền hơn. Như vậy sẽ tránh được tình trạng tốc độ chuyển dữ liệu chậm đi đáng kể khi ổ bị tràn cache do phải làm việc với các file lớn.
Bộ nhớ flash bốn lớp (QLC) Vừa được ra mắt gần đây, như cái tên gọi của nó, các ổ đĩa loại này có mật độ lưu trữ tăng đáng kể, giúp giảm giá thành và cho khả năng lưu trữ lớn hơn. SSD QLC là loại cho dung lượng/giá thành tốt nhất trong tất cả các chuẩn SSD hiện nay. Nhưng độ bền của loại này không được cao cho lắm, phù hợp cho các dàn máy giá rẻ hoặc những người có nhu cầu ghi dữ liệu không quá nhiều.
Ô nhớ flash trong SSD được sử dụng để sắp xếp thành một lớp đơn (mặt phẳng). Nhưng các nhà sản xuất ổ đĩa đã bắt đầu xếp chồng các cell lưu trữ lên nhau thành các lớp. Hầu hết các công ty gọi nó là: 3D NAND. Theo thời gian, các nhà sản xuất ổ đĩa dần xếp chồng nhiều lớp lên nhau hơn, tạo ra đến các ổ đĩa với mật độ lưu trữ cao hơn, dung lượng lớn hơn và ít tốn kém hơn. Tại thời điểm này, phần lớn các SSD hiện tại được tạo ra bằng cách sử dụng một số loại lưu trữ 3D. Các ổ đĩa mới nhất thường sử dụng NAND 64 lớp.
SSD M2 là một thế hệ mới của ổ cứng SSD với kích thước chỉ bằng một thanh ram. SSD M2 là chuẩn kết nối chính cho các SSD di động thế hệ mới tiếp nối từ những cổng SSD thông thường. SSD M2 bao gồm 2 loại là SSD M2 SATA với tốc độ truyền tải đúng chuẩn một SSD thông thường là 550 MB/s. Và một loại nữa là SSD M2 PCIe, đây là một chuẩn cao nhất về tốc độ truyền tải khi tốc độ của nó có thể lên đến cả mấy GB/s.
Những điểm nổi bật của SSD M.2
Điểm mạnh đầu tiên phải nói đến là tốc độ nhanh. Tốc độ của SSD M2 chính là một thành tựu vượt trội hơn hẳn so với thế hệ ổ cứng cũ và chúng ta có thể thấy rõ ràng được sự “xịn” hơn của SSD SATA 3. Bên trên chúng ta đã đề cập, SSD có hai loại là SSD M.2 sata và SSD M2 PCIe. SSD M2 SATA có chân cắm SATA 3 nên người dùng có thể gắn vào đúng vị trí của ổ cứng thông thường. Tuy nhiên, tốc độ của SSD M2 SATA lại bị giới hạn ở mức thấp là 6Gbps, trong khi SSD M2 PCIe có giới hạn cao lên đến 32 Gbps. Về kích thước, SSD về cơ bản sẽ có chiều rộng là 22mm, còn về chiều dài lại khác nhau giữa các loại SSD. Tuy nhiên, ổ cứng SSD chuẩn M2 (SSD M2 PCIe) thường chỉ nhỏ bằng thanh RAM máy tính và có kích thước 22x80mm trong khi SSD M2 SATA có kích thước là 2.5 inch.
PCIe (Peripheral Component Interconnect Express) là kiểu kết nối dữ liệu trực tiếp tới bo mạch chủ. PCIe 3.0 có tốc độ lưu trữ 985MB/s mỗi đường (lane) và vì các thiết bị PCIe hỗ trợ 1x, 4x, 8x và 16x lane nên tốc độ có thể lên tới 15.76GB/s. SATA khó mà đọ được. Điều này có nghĩa là SSD PCIe 16x lane nhanh hơn SSD SATA 25 lần hay không? Về lý thuyết thì là vậy nhưng bạn sẽ không thấy SSD dành cho người dùng bình thường nào có nhiều lane như vậy. Thường sẽ là 2x hay 4x, tức là tốc độ khoảng 3.94GB/s.
ĐỘ BỀN CỦA SSD
Phần lớn những người dùng đang tìm mua một ổ đĩa cho máy tính bình thường sẽ không cần phải tìm hiểu quá kỹ càng, trừ khi họ muốn biết mọi thứ về sản phẩm mình sẽ mua. Tất cả các loại bộ nhớ flash có tuổi thọ giới hạn, có nghĩa là sau một số lần ghi dữ liệu nhất định, các cell lưu trữ trong bộ nhớ sẽ dừng lưu giữ thông tin. Các nhà sản xuất thường ghi độ bền được đánh giá của ổ đĩa theo đơn bị tổng số terabyte được viết (TBW). SSD có một điểm yếu là khi hỏng, bạn gần như không thể phụ hồi được dữ liệu giống như HDD được.
Ở thời điểm hiện tại, khi mà giá thành đã hợp lý hơn thì SSD là một thứ gì đó không thể thiếu trong máy tính kể cả là của cá nhân hay các doanh nghiệp. Một chiếc SSD sẽ cho bạn tốc độ khởi động hệ điều hành nhanh hơn kha khá so với HDD thông thường, khắc phục được lỗi full load disk ở windows 10, bạn sẽ không còn phải ức chế khi khởi động máy lên lại phải chờ thêm một thời gian để cho nó hết full disk, hết giật lag. Tốc độ khởi động ứng dụng, game cũng sẽ tăng lên đáng kể, tăng hiệu suất làm việc cũng như giải trí của máy tính lên. Đặc biệt nếu bạn đang làm việc liên quan đến đồ họa, video thì SSD sẽ làm cho thời gian render giảm xuống khá nhiều. Ngoài ra độ tiện dụng về kích thước, trọng lượng và độ bền đang khiến cho SSD ngày cành phổ thông hơn
Bài viết liên quan
04-11-2024, 10:21 am
Trong bài viết này, mình sẽ phân tích về thông số kỹ thuật và hiệu suất của cả Core Ultra 5 245K và Ryzen 5 9600X để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn cũng như có thể đưa ra được quyết định chọn lựa phù hợp nhất nhé!
23-10-2024, 11:31 am
Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ đánh giá chi tiết về CPU Intel Core Ultra 5 245K, để xem nó có thể kế thừa được những gì mà Core i5-13600K hay 14600K để lại hay không nhé!
23-10-2024, 8:59 am
Intel Core Ultra 7 265K là một trong những bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất thuộc dòng sản phẩm Arrow Lake-S mới của Intel, được thiết kế cho các hệ thống máy tính để bàn, hướng tới những người dùng cần hiệu suất cao. Dưới đây là đánh giá chi tiết của Nguyễn Công PC về hiệu suất của vi xử lý Intel Core Ultra 7 265K.
22-10-2024, 4:52 pm
Bài viết này của Nguyễn Công PC sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất tới bạn về Intel Core Ultra 9 285K, trong đó bao gồm thông số kỹ thuật, các tính năng nổi bật và đánh giá hiệu năng thực tế, giúp bạn dễ dàng cân nhắc liệu sản phẩm này có đáng để đầu tư hay không.
15-10-2024, 10:06 am
Thông tin rò rỉ từ leaker HardwareLuxx đã cho chúng ta thấy được những slide thuyết trình bị cấm của MSI về nền tảng CPU mới của cả Intel và AMD. Đây chính là những xác nhận đầu tiên về hiệu suất của AMD Ryzen 9000X3D cũng như Intel Core Ultra 200S.
14-10-2024, 11:17 am
Liệu đây có phải là mẫu CPU đầu bảng của Intel có mức xung nhịp và hiệu năng cao nhất trong dòng vi xử lý Arrow Lake-S năm nay, vượt qua cả 285K không hay chỉ là một nhầm lẫn?
25-07-2019, 8:43 pm
Nguồn máy tính là thiết bị cung cấp điện cho PC, đảm bảo nguồn điện ổn định để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các nhà sản xuất đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn và chế độ bảo vệ cho nguồn máy tính. Hãy cùng Nguyễn Công PC khám phá các chế độ bảo vệ của nguồn máy tính trong bài viết dưới đây nhé!
24-07-2019, 12:47 am
22-07-2019, 4:01 am
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây nhất, người đứng đầu bộ phận sản xuất Radeon, ông Scott Herkelman tiết lộ rằng AMD đã đưa ra các mức giá giả tưởng cho dòng Radeon RX 5700 Series trước khi tung ra để lừa Nvidia.
21-07-2019, 7:56 am
21-07-2019, 2:15 am
Trước đó, chúng ta ta đã thấy những hình ảnh hồng ngoại đầu tiên từ bên trong của bộ vi xử lý Ryzen mới hay còn gọi là Matisse. Trong đó hiện rõ được hai thành phần IOD (I / O-Die) và CCD (Core Complex Die) ở bên trong thiết kế Die.
15-07-2019, 10:33 pm
Khách cá nhân
Khách doanh nghiệp