Danh mục sản phẩm

Công nghệ

Review

Hướng dẫn

Tuyển dụng

Tin tức khuyến mại

Tin tức build PC

Tần số quét là gì và tầm quan trọng của nó?

Trung 27-07-2021, 4:36 am

Chơi game ở tần số quét cao có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Dưới đây là những điều cần biết về việc thử nghiệm, tối ưu hóa và chọn màn hình có tần số quét cao.

Chơi game ở tần số quét cao hơn có thể tác động đáng kể đến trải nghiệm chơi game của các game thủ hoặc người dùng. Điều này đặc biệt phù hợp với các game cạnh tranh, có nhịp độ nhanh khi từng khung hình đều rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu mọi người chỉ mua màn hình 144Hz hoặc 240Hz thì sẽ không thể thấy được lợi ích mà tần số quét cao mang lại.

Hệ thống sử dụng để chơi các tựa game phổ biến phải có khả năng tăng tốc độ khung hình cần thiết để tận dụng tần số quét cao hơn.

 

Hiểu về tần số quét

Như hình minh họa ở trên, tần số quét cao hơn đề cập đến tần suất cập nhật hình ảnh trên màn hình của một màn hình. Thời gian giữa các lần cập nhật này được đo bằng mili giây (ms) trong khi tần số quét của màn hình được đo bằng hertz (Hz).

Tần số quét của màn hình đề cập đến số lần màn hình có thể vẽ một hình ảnh mới trong một giây. Nó được đo bằng Hertz (Hz). Ví dụ: nếu màn hình của các bạn có tần số quét là 144Hz thì nó đang làm mới hình ảnh 144 lần mỗi giây. Khi kết hợp với tốc độ khung hình cao do GPU và CPU hoạt động cùng nhau tạo ra, chúng có thể khiến cho trải nghiệm trở nên mượt mà hơn và FPS tăng cao hơn.

Để tận dụng tần số quét cao hơn, ba thành phần quan trọng nhất mà chúng ta cần xem xét là:

  • Màn hình có tần số quét cao
  • Một CPU đủ nhanh để cung cấp các hướng dẫn game quan trọng bao gồm AI, cơ chế vật lý, logic game và dữ liệu kết xuất.
  • GPU đủ nhanh để thực thi các hướng dẫn này một cách nhanh chóng và tạo ra hình ảnh mà chúng ta quan sát thấy trên màn hình.

Màn hình chỉ có thể hiển thị hình ảnh ở tốc độ mà hệ thống tạo ra vậy nên CPU và GPU của hệ thống cần phải có khả năng hoàn thành quá trình này một cách nhanh chóng. Nếu CPU và GPU không thể cung cấp cho màn hình số lượng khung hình đủ cao thì màn hình lúc này sẽ không thể tạo ra hình ảnh có tần số quét cao bất kể thông số kỹ thuật của nó tốt đến mức nào.

Nếu màn hình của hệ thống sử dụng có tần số quét là 144Hz nhưng GPU chỉ cung cấp 30 khung hình/giây thì sẽ không thể tận dụng tần số quét cao hơn đó.

 

Cấu hình phần cứng

Cấp độ phần cứng cần thiết để gia tăng tần số quét sẽ thay đổi tùy thuộc vào tần số quét mà game thủ hy vọng đạt được cũng như các game mà họ đang chơi. Nhìn chung, tần số quét của màn hình càng cao thì CPU và GPU sẽ cần cung cấp càng nhiều FPS và game thủ càng nhận được nhiều lợi ích từ các tùy chọn hiệu năng cao hơn.

Với suy nghĩ đó nên các game sẽ có sự khác biệt về lượng tải của chúng trên CPU và GPU. Những game cũ hơn hoặc những game không chú trọng đến công nghệ đồ họa mới nhất sẽ tiêu tốn ít tài nguyên hơn đáng kể so với một tựa game tiên tiến. Điều đó có nghĩa là phần cứng ít mạnh mẽ hơn vẫn có thể đạt được tần số quét cao hơn tùy thuộc vào game muốn chơi.

Cài đặt đồ họa được sử dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trải nghiệm cần sử dụng bao nhiêu phần cứng. Giảm độ phân giải xuống 1080p có thể khiến cho tần số quét tăng lên ở mức hiệu năng thấp hơn cũng như tắt hoặc giảm cài đặt đồ họa. Độ phân giải càng cao thì trải nghiệm chơi game sẽ càng ít bị ảnh hưởng bởi phần cứng và game thủ càng dễ dàng đẩy tốc độ khung hình lên đủ cao để có thể tận hưởng các lợi ích mà màn hình có tần số quét cao mang lại.

Điều này có thể hiểu là điều chỉnh cài đặt và độ phân giải cho game của game thủ để tìm ra sự cân bằng phù hợp.

 

Xác định khả năng của hệ thống của bạn

Trước khi nâng cấp lên một màn hình có tần số quét cao, cần đảm bảo rằng hệ thống của mình đang hoạt động tốt.

Cách tốt nhất  và dễ dàng nhất — để xác định tần số quét mà hệ thống có thể hỗ trợ là chơi game và xem chúng hoạt động ra sao. Sử dụng tiện ích theo dõi tốc độ khung hình như Fraps để hiển thị FPS hiện tại của bạn (khung hình trên giây) trong khi chơi. Hầu hết các tiện ích theo dõi tốc độ khung hình sẽ có khả năng đo điểm chuẩn FPS trung bình từ đó cho biết hệ thống của bạn hoạt động như thế nào trong suốt phiên chơi game.

Lý tưởng nhất nên để tốc độ khung hình của game khớp với tần số quét của màn hình theo tỷ lệ 1:1 để có được trải nghiệm tốt nhất. Ví dụ: hệ thống của game thủ phải có khả năng xuất ra 144 FPS để tận dụng toàn bộ lợi ích của màn hình 144Hz.

Điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn có thể tận hưởng tần số quét cao hơn ngay cả khi nó không đạt đến giới hạn khả năng của màn hình. Chơi ở 110Hz tốt hơn là chơi ở 60Hz và luôn có thể nâng cấp CPU và GPU của mình sau đó để đạt được con số 144 FPS.

Nếu hệ thống PC gặp khó khăn khi chạy các game cao hơn 60 FPS thì việc sở hữu màn hình tần số quét cao sẽ không mang lại nhiều lợi ích lúc này, tuy nhiên chúng ta có thể cân nhắc đầu tư màn hình nếu hệ thống PC đang sử dụng có khả năng tạo ra hơn 60 FPS.

Trong trường hợp chưa sở hữu game muốn chơi, các game thủ có thể kiểm tra các tựa game tương tự và ngoại suy. Các game được phát hành cùng năm, thuộc cùng thể loại hoặc được thiết kế trong cùng một công cụ thường có các yêu cầu về hiệu năng tương đối giống nhau. Ngoài ra cũng có thể nghiên cứu trải nghiệm của người chơi khác và so sánh cấu hình phần cứng trên hệ thống PC của mình với cấu hình của họ để biết được điều gì sẽ xảy ra.

 

Đồng bộ thích ứng

Nếu hệ thống PC đang gặp khó khăn để đạt được FPS mong muốn thì một màn hình sở hữu công nghệ đồng bộ thích ứng có thể sẽ giúp ích được cho các game thủ. Có rất màn hình hiện đại tích hợp công nghệ này. Đồng bộ thích ứng cho phép màn hình giao tiếp trực tiếp với GPU để tần số quét của màn hình được đồng bộ với mỗi khung hình được tạo ra ngay cả khi FPS không tương thích.

Đồng bộ dọc (VSync) là một tính năng tương tự thường được kích hoạt trong game. Công nghệ đồng bộ thích ứng và VSync có thể giúp giảm hoặc loại bỏ hiện tượng xé hình khi xử lý tốc độ khung hình dao động.

 

Chọn màn hình phù hợp

Màn hình có tần số quét cao cung cấp nhiều tần số quét khác nhau với 144Hz là một cải tiến đáng kể so với màn hình 60Hz tiêu chuẩn và 240Hz là một lựa chọn cao cấp phổ biến.

Chúng ta không nhất thiết phải mua màn hình có tần số quét cao nhất mà hệ thống đang sử dụng có thể hỗ trợ. Thay vào đó, hãy tìm kiếm một màn hình cung cấp sự kết hợp các tính năng phù hợp với nhu cầu. Hãy ưu tiên tìm kiếm màn hình có tần số quét, độ phân giải, kích thước màn hình và tỷ lệ khung hình phù hợp với khả năng hoạt động của máy tính.

 

Nâng cấp hệ thống để có lối chơi mượt mà hơn

Màn hình tốc độ có làm Tần số quét cao có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm chơi game của game thủ, giả định rằng phần cứng của PC đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu cao hơn.

Dưới đây là một số ví dụ về cấu hình hệ thống hỗ trợ tần số quét cao hơn:

Ở độ phân giải 1920x1080 và tần số quét 144Hz

  • CPU: Intel® Core™ i5-11600K
  • GPU: Nvidia GeForce RTX 3060
  • RAM: 8GB
  • Lưu trữ: 32GB Intel Optane Memory/1TB HDD
  • Màn hình: tần số quét 1920x1080/144Hz

 

Ở độ phân giải 1920x1080 và tần số quét 240Hz

  • CPU: Intel® Core™ i7-11700K
  • GPU: Nvidia GeForce RTX 3070
  • RAM: 16GB
  • Lưu trữ: 512GB Intel SSD/1TB HDD
  • Màn hình có tần số quét 2560x1440/144Hz hoặc 1920x1080/240Hz

 

Ở độ phân giải 1920x1080 và tần số quét 360Hz

  • CPU: Intel® Core™ i9-11900K
  • GPU: Nvidia GeForce RTX 3080
  • RAM: 32GB
  • Lưu trữ: 1TB Intel SSD/2TB HDD
  • Màn hình: tần số quét 3840x2160/120Hz, 2560x1440/240Hz hoặc 1920x1080/ 360Hz

Bất kể cấu hình hệ thống đang sử dụng là gì, hãy nhớ kết hợp nó với màn hình có các tính năng mà bạn đang tìm kiếm. Khi CPU, GPUmàn hình tương thích và hoạt động cùng nhau, có thể thấy rõ các lợi ích có được từ tần số quét cao hơn.

Theo Intel.

Bài viết liên quan

Cách phát hiện và phòng tránh các file EXE nguy hiểm, độc hại

Cách phát hiện và phòng tránh các file EXE nguy hiểm, độc hại

16-11-2024, 5:28 pm

Tội phạm mạng thường dùng các file EXE nguy hiểm để phân tán phần mềm độc hại bao gồm malware, ransomware hoặc spyware. Vì thế, việc nhận diện và tránh xa các file có khả năng gây hại là rất quan trọng để bảo vệ thiết bị khỏi nguy cơ lây nhiễm. Nếu bạn nghi ngờ rằng một file không an toàn, có nhiều cách để kiểm tra trước khi sử dụng.

Đánh giá Intel Core Ultra 5 245K: Cân bằng giữa giá thành và hiệu năng

Đánh giá Intel Core Ultra 5 245K: Cân bằng giữa giá thành và hiệu năng

23-10-2024, 11:31 am

Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ đánh giá chi tiết về CPU Intel Core Ultra 5 245K, để xem nó có thể kế thừa được những gì mà Core i5-13600K hay 14600K để lại hay không nhé!

Đánh giá Intel Core Ultra 7 265K: Có đáng để nâng cấp hay không?

Đánh giá Intel Core Ultra 7 265K: Có đáng để nâng cấp hay không?

23-10-2024, 8:59 am

Intel Core Ultra 7 265K là một trong những bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất thuộc dòng sản phẩm Arrow Lake-S mới của Intel, được thiết kế cho các hệ thống máy tính để bàn, hướng tới những người dùng cần hiệu suất cao. Dưới đây là đánh giá chi tiết của Nguyễn Công PC về hiệu suất của vi xử lý Intel Core Ultra 7 265K.

Đánh giá Intel Core Ultra 9 285K: Mạnh nhưng vẫn còn thiếu gì đó

Đánh giá Intel Core Ultra 9 285K: Mạnh nhưng vẫn còn thiếu gì đó

22-10-2024, 4:52 pm

Bài viết này của Nguyễn Công PC sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất tới bạn về Intel Core Ultra 9 285K, trong đó bao gồm thông số kỹ thuật, các tính năng nổi bật và đánh giá hiệu năng thực tế, giúp bạn dễ dàng cân nhắc liệu sản phẩm này có đáng để đầu tư hay không.

TOP 7 cách mở Task Manager trên Windows mà có thể bạn chưa biết

TOP 7 cách mở Task Manager trên Windows mà có thể bạn chưa biết

14-10-2024, 10:36 am

Bài viết sau đây của Nguyễn Công PC sẽ chia sẻ tới bạn đọc 7 cách để có thể mở được Task Manager dễ dàng trên hệ điều hành Windows.

TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt đáng mua nhất

TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt đáng mua nhất

19-09-2024, 2:30 pm

Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ giới thiệu đến bạn TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng từ cá nhân đến doanh nghiệp, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Tại sao cổng PS/2  vẫn xuất hiện trên các bo mạch chủ cao cấp ở hiện tại?

Tại sao cổng PS/2  vẫn xuất hiện trên các bo mạch chủ cao cấp ở hiện tại?

21-07-2021, 1:44 pm

Gần 25 năm trôi qua kể từ ngày xuất hiện, cổng PS/2 vẫn giữ một nét truyền thống lâu đời vốn có của nó khi vẫn xuất hiện trên các bo mạch chủ hiện đại ở hiện tại.

Ép xung bộ nhớ trên các bo mạch chủ MSI với tính năng Memory Try It

Ép xung bộ nhớ trên các bo mạch chủ MSI với tính năng Memory Try It

17-07-2021, 9:18 am

MSI cung cấp cho người dùng tiện ích Memory Try It để làm quen với việc cải thiện hiệu suất cho bộ nhớ đang sử dụng với chỉ vài thao tác nhẹ nhàng

Tại sao TDP (Thermal Design Power) của CPU ở hiện tại không phản ánh chính xác việc lựa chọn tản nhiệt?

Tại sao TDP (Thermal Design Power) của CPU ở hiện tại không phản ánh chính xác việc lựa chọn tản nhiệt?

14-07-2021, 3:48 am

TDP hay Thermal Design Power (Công suất thiết kế nhiệt) đã được các nhà sản xuất CPU đưa ra để chỉ định mức nhiệt mà một bộ xử lý cụ thể sẽ tỏa ra, để khách hàng có thể chọn một bộ tản nhiệt thích hợp.

Các dòng bo mạch chủ Intel tốt nhất nửa đầu năm 2021

Các dòng bo mạch chủ Intel tốt nhất nửa đầu năm 2021

08-07-2021, 9:55 am

Chúng tôi đề xuất những bo mạch Intel chủ tốt nhất (bao gồm nhiều tiêu chí) để mọi người có một cái nhìn và sự lựa chọn phù hợp.

Cách loại bỏ chỉ màu Pixel trên cửa sổ hiển thị File Explorer trong Windows 11

Cách loại bỏ chỉ màu Pixel trên cửa sổ hiển thị File Explorer trong Windows 11

06-07-2021, 9:25 am

Nguyễn Công PC sẽ hướng dẫn mọi người tắt đường viền pixel đặc trưng xung quanh viền của các cửa sổ File Explorer trong Windows 11.

Cách fix lỗi PC không đủ phần cứng tối thiểu cài windows 11 mà bạn không nên bỏ qua

Cách fix lỗi PC không đủ phần cứng tối thiểu cài windows 11 mà bạn không nên bỏ qua

26-06-2021, 7:52 am

Nếu như máy tính của bạn không đủ phần cứng tối thiểu cài windown11 thì dưới đây sẽ là cách giúp bạn fix lỗi này:

mes
Chat Facebook(8h-22h30)
mes
Chat Zalo(8h-22h30)
khuyen-mai

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!