Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua đâu đó về CPU được coi là “bộ não” của các hệ thống máy tính bất kể lớn nhỏ. Tương tự như thùy não của con người, các bộ xử lý hiện đại có thể chứa nhiều chip, được gọi là chiplets, thay vì chỉ một con chip "nguyên khối" như trước đây. Vậy chiplet là gì, và tại sao chúng lại được sử dụng ngày càng phổ biến như vậy? Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ giải đáp hết thắc mắc trên!
Về mặt kỹ thuật, Chiplet là một phần của mô-đun xử lý tạo nên một mạch tích hợp lớn hơn như một bộ xử lý máy tính. Thay vì sản xuất chỉ một bộ xử lý trên một miếng silicon với số lượng lõi mong muốn, chiplet cho phép các nhà sản xuất như AMD và Intel sử dụng kết hợp nhiều chip nhỏ để tạo thành một mạch tích hợp lớn hơn, hoạt động hiệu quả hơn.
Hiểu theo cách đơn giản, bạn hãy liên tưởng đến hình ảnh của những miếng ghép lego. Chiplet là khái niệm để chỉ những bộ xử lý (một mô hình lớn) được cấu thành từ nhiều chip nhỏ khác nhau (các miếng lego). Trên thực tế, sự ra đời của chiplet là một hệ quả tất yếu khi mà kích thước của các bóng bán dẫn đã ngày càng trở nên quá nhỏ, đến mức khó có thể thu nhỏ hơn. Điều này khiến các nhà sản xuất chip phải tìm ra một phương pháp khác để tăng thêm sức mạnh cho các bộ vi xử lý của mình. Và chiplet có thể giúp giải quyết vấn đề đó.
Xem ngay: NVIDIA GTC 2024 sẽ ra mắt vào tháng 3 năm sau: Dự kiến sẽ có GPU Blackwell AI/HPC của CEO Jensen Keynote
Chiplet cũng khác với SoC ở chỗ SoC thực chất là nhiều linh kiện khác nhau gắn trên cùng 1 đế chip để tiết kiệm diện tích và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Tuy nhiên chiplet lại có thể dùng được cho từng thành phần một, ví dụ như CPU trên SoC có thể được cấu thành từ nhiều chiplet nhỏ, tương tự là GPU, chip WiFi…
Nhiều chiplet hoạt động cùng nhau trong một mạch tích hợp duy nhất được gọi là mô-đun đa chip (MCM). Các CPU Ryzen, Ryzen Threadripper và Epyc dựa trên kiến trúc Zen độc quyền của AMD, là những ví dụ tiêu biểu về các bộ xử lý dạng chiplet đang được bán thương mại hiện nay.
Sự chậm lại của định luật Moore khi các bóng bán dẫn đã quá nhỏ, khó có thể thu nhỏ hơn khiến các nhà sản xuất chip như Intel, AMD phải tìm cách khác để tăng sức mạnh cho những con chip của mình - và cũng để thuyết phục người dùng bỏ tiền ra mua. Chiplet là một trong những giải pháp đang được Intel, AMD, Lầu 5 góc cũng như nhiều công ty khác nghiên cứu áp dụng.
Chiplet là thuật ngữ dùng để chỉ những con chip được cấu thành từ nhiều khối khác nhau, bạn có thể tưởng tượng nó giống như các khối Lego vậy. Thay vì phải khắc chip ra từ 1 tấm silicon, các nhà sản xuất sẽ lắp ráp chip từ nhiều mảng silicon khác lại, mỗi mảnh được gọi là 1 chiplet. Mark Papermaster, CTO của AMD, cho rằng đây sẽ là hướng đi của toàn ngành công nghiệp bán dẫn, còn Intel thì nhận xét đây là sự tiến hóa của định luật Moore.
Giải pháp này khác với SoC ở chỗ SoC thực chất là nhiều linh kiện khác nhau gắn trên cùng 1 đế chip để tiết kiệm diện tích và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Còn chiplet sẽ dùng cho từng thành phần một, ví dụ như thành phần CPU trên SoC có thể được cấu thành từ nhiều chiplet nhỏ, tương tự cho GPU, chip WiFi hay bất kì thứ gì khác.
AMD và Intel đều tin rằng họ có thể làm ra những con chip mạnh mẽ hơn trong thời gian ngắn hơn nhờ chiplet. Khoảng cách giữa các module trên cùng 1 con chip cũng ngắn hơn, tức dữ liệu được truyền đi nhanh hơn so với việc phải gắn thêm 1 con chip riêng lẻ lên bo mạch chủ của máy tính. Với nhu cầu về machine learning ngày càng lớn, chiplet là một giải pháp cực kì phù hợp với những bài toán trí tuệ nhân tạo.
Chiplet cũng là câu trả lời cho việc giảm giá thành sản xuất. Những bóng bán dẫn mạnh nhất, mới nhất, nhỏ nhất cũng là những thứ đắt đỏ nhất, khó sản xuất nhất. Trước đây nhà sản xuất sẽ phải áp dụng dây chuyền này cho hầu hết mọi linh kiện quan trọng nằm trên 1 con chip, còn giờ đây nó sẽ chỉ dùng cho 1 khối quan trọng nhất mà thôi. Nhờ vậy mà chip sẽ hoạt động ổn hơn, chi phí giảm mạnh và hạn chế lỗi trong quá trình chế tạo.
Định luật Moore nói rằng số lượng bóng bán dẫn trong một mạch silicon tích hợp tăng gấp đôi khoảng hai năm một lần. Quy tắc quan sát này được đặt theo tên của nhà đồng sáng lập Fairchild Semiconductor, Gordon Moore, người sau này trở thành Giám đốc điều hành của Intel.
Định luật Moore được đưa ra vào năm 1965 và duy trì trong khoảng 50 năm. Do những hạn chế của silicon, sự phát triển chất bán dẫn đã có dấu hiệu chậm lại vào năm 2010, và định luật Moore cũng được cho là sẽ lỗi thời vào năm 2025. Điều này đã khiến các nhà sản xuất chất bán dẫn phải tính đến việc sử dụng những loại vật liệu mới như gallium nitride trong nỗ lực thay thế hoàn toàn silicon.
Như đã nói, khi việc “nhồi nhét” nhiều bóng bán dẫn hơn vào một miếng silicon trở nên phức tạp, sản lượng sẽ giảm do những hạn chế của silicon tạo ra nhiều vấn đề hơn cho các nhà sản xuất.
Chiplet là một trong những giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Sản xuất chất bán dẫn nổi tiếng là khó, với các bộ vi xử lý theo truyền thống được chế tạo trên một miếng silicon được gọi là thiết kế "nguyên khối". Những khiếm khuyết nhỏ dẫn đến việc chip bị “hạ cấp” và được bán với ít lõi hơn, hoặc thậm chí bị loại bỏ hoàn toàn.
Ngược lại khi một chiplet bị lỗi, nó có thể được thay thế bằng chiplet khác, dẫn đến ít lãng phí hơn nhiều so với việc loại bỏ hoặc hạ cấp một chip lớn. Điều này đồng thời cũng giúp tăng năng suất vì các nhà sản xuất chip có thể đặt nhiều chiplet vào một bộ xử lý duy nhất để tạo nên số lượng lõi mong muốn.
Nhìn chung, Các nhà sản xuất có thể sử dụng chiplet để tối ưu mục tiêu sản xuất, vì nó sẽ ít lãng phí hơn so với các thiết kế nguyên khối truyền thống, “đặt cược” toàn bộ chip vào một miếng silicon duy nhất.
Ngoài ra, trong chiplet, khoảng cách giữa các module trên cùng 1 con chip cũng ngắn hơn. Điều này cho phép dữ liệu được truyền đi nhanh hơn so với việc phải gắn thêm 1 con chip riêng lẻ lên bo mạch chủ như thông thường.
Hiện tại, gần như mọi nhà sản xuất CPU lớn trên thế giới đều coi chiplet là tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn. Hy vọng rằng đây sẽ là giải pháp giúp tăng sản lượng và giải quyết tình trạng thiếu hụt chip xử lý trong nhiều lĩnh vực như hiện nay.a
Xem thêm:
RAM onboard là gì? Có khả năng nâng cấp hay không?
FSR 3 chạy nhanh hơn DLSS 3 trong tựa Game Immortals of Aveum nhưng giật hình nhiều hơn
Bài viết liên quan
23-10-2024, 11:31 am
Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ đánh giá chi tiết về CPU Intel Core Ultra 5 245K, để xem nó có thể kế thừa được những gì mà Core i5-13600K hay 14600K để lại hay không nhé!
23-10-2024, 8:59 am
Intel Core Ultra 7 265K là một trong những bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất thuộc dòng sản phẩm Arrow Lake-S mới của Intel, được thiết kế cho các hệ thống máy tính để bàn, hướng tới những người dùng cần hiệu suất cao. Dưới đây là đánh giá chi tiết của Nguyễn Công PC về hiệu suất của vi xử lý Intel Core Ultra 7 265K.
22-10-2024, 4:52 pm
Bài viết này của Nguyễn Công PC sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất tới bạn về Intel Core Ultra 9 285K, trong đó bao gồm thông số kỹ thuật, các tính năng nổi bật và đánh giá hiệu năng thực tế, giúp bạn dễ dàng cân nhắc liệu sản phẩm này có đáng để đầu tư hay không.
14-10-2024, 10:36 am
Bài viết sau đây của Nguyễn Công PC sẽ chia sẻ tới bạn đọc 7 cách để có thể mở được Task Manager dễ dàng trên hệ điều hành Windows.
19-09-2024, 2:30 pm
Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ giới thiệu đến bạn TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng từ cá nhân đến doanh nghiệp, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
15-08-2024, 3:09 pm
Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ tiến hành thử nghiệm mẫu CPU AMD Ryzen 5 9600X. Hãy cùng xem chúng sẽ mang đến những trải nghiệm như thế nào cho người dùng nhé!
02-10-2023, 9:40 am
Mặc dù NVIDIA chưa tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về bài phát biểu quan trọng của công ty nhưng nó sẽ xoay quanh AI. NVIDIA đã liên tục quảng bá GPU "Blackwell" của mình cho ngành HPC và AI, điều này thực sự sẽ đánh dấu sự chuyển đổi sang thứ mà chúng ta có thể nói là "tương lai" của chip điện toán AI.
30-09-2023, 11:29 am
Công nghệ FSR 3 của AMD cuối cùng đã có mặt trên PC ngày hôm nay với lần ra mắt đầu tiên trong Forspoken của Square Enix và Immortals of Aveum của EA. Trong khi trò chơi trước đánh bại trò chơi sau bằng cách phát hành bản cập nhật vào sáng sớm nay, Immortals of Aveum hiện là trò chơi duy nhất mà người dùng có thể so sánh trực tiếp FSR 3 với DLSS 3 công nghệ tạo khung gốc được NVIDIA phát hành khoảng một năm trước.
29-09-2023, 4:42 pm
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về card màn hình và tác dụng chính của linh kiện này đối với hiệu suất và trải nghiệm sử dụng máy tính của người dùng.
29-09-2023, 4:19 pm
Đôi lúc tai nghe chơi game không dây cho chất lượng kém hơn hẳn so với tai nghe có dây. Điểm hấp dẫn chính của tai nghe chơi game có dây là giá thành rẻ hơn và kết nổi mượt mà ổn định hơn không dây, vì vậy bạn có thể thoải mái chơi game theo cách mình mong muốn. Trong bài viết này, Nguyễn Công PC xin giới thiệu đến bạn top 5 tai nghe chơi game có dây đáng mua nhất 2023!
29-09-2023, 9:31 am
Lựa chọn ổ cứng phù hợp là điều vô cùng quan trọng, việc này giúp bạn tận dụng ổ cứng tối ưu và tiết kiệm phần lớn ngân sách cho tồng bộ PC. Trong bài viết này Nguyễn Công PC sẽ cung cấp cho bạn kinh nghiệm chọn mua các loại ổ cứng SSD M.2 PCIe tốt nhất 2023. Cùng chúng tôi đi sâu bài viết này nhé!
26-09-2023, 9:58 am
Chắc hẳn chúng ta đã đều biết khi hoạt động của máy tính đều do main điều khiển do đó main rất quan trọng của máy tính. Để hiểu thêm về các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết lỗi main máy tính do đâu, trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ giải đáp các thắc mắc trên cho các bạn nhé?
Khách cá nhân
Khách doanh nghiệp