Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Kể từ CPU đầu tiên của Intel và AMD đều đã có các kiểu socket và slot khác nhau, mục đích là chỉ sử dụng cho các bộ vi xử lý của họ. Trong bài viết dưới đây sẽ liệt kê tất cả các socket và kiểu slot đã được phát hành cho đến thời điểm hiện tại cùng với các chân tương ứng của chúng và các ví dụ về CPU tương thích.
CPU socket (còn được gọi là CPU socket interface) là một phần của bo mạch chủ (mainboard hoặc motherboard) trên máy tính, được thiết kế để chứa và kết nối CPU (Central Processing Unit, hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm). CPU socket có vai trò giữ và liên kết CPU với các thành phần khác trên bo mạch chủ như RAM, card đồ họa, ổ cứng, và các linh kiện khác.
Nếu trước đây, một socket CPU cần phải tương thích với một dạng của bộ vi xử lý. Tuy nhiên câu chuyện này đã thay đổi sau khi phát hành kiểu bộ vi xử lý 486 và sử dụng socket ZIF (Zero Insertion Force), cũng được biết đến với tên LIF (Low Insertion Force), thế hệ mới này có một mức để lắp đặt và gỡ bỏ CPU ra khỏi socket mà không cần người dùng hoặc kỹ thuật viên phải ấn CPU xuống để gắn nó vào socket. Việc sử dụng socket này đã giảm thiểu được rất nhiều rủi ro trong việc làm vỡ hoặc cong các chân của CPU khi lắp đặt hoặc gỡ bỏ nó. Sử dụng cấu trúc chân giống nhau bởi nhiều bộ vi xử lý đã cho phép người dùng hoặc các kỹ thuật viên có thể cài đặt các model bộ vi xử lý khác nhau trên cùng một bo mạch chủ, bằng cách gỡ bỏ CPU cũ và cài đặt vào đó cái mới. Rõ ràng bo mạch chủ cần phải tương thích với CPU mới vừa được cài đặt và cũng cần phải được cấu hình đúng.
Từ sau đó, cả Intel và AMD đã phát triển một loạt các socket và slot để có thể sử dụng CPU của họ.
Socket được sử dụng cùng với bộ vi xử lý 486 đầu tiên không phải là ZIF và cũng không cho phép bạn thay thế CPU bằng một model khác. Thậm chí socket này không có cả tên chính thức, chúng ta hãy gọi nó là socket 0. Sau socket 0, Intel đã phát hành socket 1, đây là kiểu socket có sơ đồ chân như socket 0 và thêm một chân khóa (key pin). Nó cũng được chấp thuận là chuẩn ZIF, chuẩn cho phép cài đặt một số kiểu bộ vi xử lý khác trên cùng một socket (nghĩa là trên cùng một bo mạch chủ).
Các chuẩn socket khác đã được phát hành cho họ 486 sau socket 1 là socket 2, socket 3 và socket 6, mục đích nhằm để tăng số lượng các model CPU có thể được cài đặt trên socket CPU. Chính vì vậy, socket 2 chấp thuận cho các CPU mà được socket 1 chấp thuận cộng với một số model khác… Mặc dù socket 6 đã được thiết kế nhưng nó vẫn chưa bao giờ được sử dụng. Chính vì vậy chúng ta thường gọi sơ đồ chân đã được sử dụng bởi các bộ vi xử lý lớp 486 là “socket 3”. Intel đã gọi “hệ thống tăng tốc” là khả năng của một socket để chấp thuận nhiều hơn các model CPU. Intel cũng đã chấp thuận tên này cho các CPU sử dụng sơ đồ chân từ một CPU cũ, nhằm mục đích cho phép nó có thể cài đặt trên các bo mạch chủ cũ hơn.
Các bộ vi xử lý Pentium đầu tiên (60 MHz và 66 MHz) đã sử dụng chuẩn sơ đồ chân có tên gọi là socket 4, đây cũng là sơ đồ chân được cấp 5 V. Các bộ vi xử lý Pentium từ 75 MHz trở lên đều được cấp 3,3V và vì vậy yêu cầu thêm một chân mới, kiểu chân này được gọi là socket 5, không tương thích với socket 4 (ví dụ, Pentium-60 không thể cài đặt trên socket 5 và Pentium-100 không thể cài đặt được trên socket 4).
Socket 7 sử dụng cùng sơ đồ chân như socket 5 cộng với một chân bổ sung (key pin), chấp thuận các bộ vi xử lý tương tự đã được chấp thuận bởi socket 5 cộng với các CPU mới, đặc biệt CPU được thiết kế bởi các công ty máy tính (sự khác biệt thực sự giữa socket 5 và socket 7 là: socket 5 luôn được cấp với các CPU 3,3V còn socket 7 lại cho phép các CPU có thể được cấp một mức điện áp khác, như 3,5V hoặc 2,8V). Super 7 socket là một kiểu socket 7 có khả năng chạy lên đến 100MHZ, được sử dụng bởi các CPU AMD. Chúng ta thường gọi Pentium Classic và các sơ đồ chân CPU có khả năng tương thích là “socket 7”.
Như những gì bạn đã thấy, các socket và sơ đồ chân ở giai đoạn này có rất nhiều lộn xộn, vì bộ vi xử lý đã cho có thể được cài đặt trên nhiều kiểu socket khác nhau. 486DX-33 có thể đựợc cài đặt trên các socket 0, 1, 2, 3 và có thể cả 6 nếu đã được phát hành.
Các nhà sản xuất CPU phải theo một lược đồ đơn giản hơn, mỗi CPU nên được cài đặt chỉ trên một kiểu socket.
Trong bảng dưới đây Nguyễn Công sẽ liệt kê tất cả các kiểu socket và slot đã đựợc tạo bởi Intel và AMD từ CPU 486 và ví dụ về các CPU tương thích với chúng.
Socket | Ngày phát hành | Tương thích | Socket dành cho | Số pin |
DIP | 1970s | Intel 8086 Intel 8088 |
40 | |
LGA 771/ Socket J |
2006 | Intel Xeon | Server | 771 |
LGA 775/ Socket T |
2004 | Intel Pentium 4 Intel Pentium D Intel Celeron Intel Celeron D Intel Pentium XE Intel Core 2 Duo Intel Core 2 Quad Intel Xeon |
Desktop | 775 |
LGA 1150/ Socket H3 |
2013 | Intel Haswell Intel Haswell Refresh Intel Broadwell |
Desktop | 1150 |
LGA 1151/ Socket H4 |
2015 | Intel Skylake Intel Kaby Lake Intel Coffee Lake |
Desktop | 1151 |
LGA 1155/ Socket H2 |
2011/Q1 2011.01.09 |
Intel Sandy Bridge Intel Ivy Bridge |
Desktop | 1155 |
LGA 1156/ Socket H |
2009 | Intel Nehalem Intel Westmere |
Desktop | 1156 |
LGA 1200 | 2020 | Intel Comet Lake Intel Rocket Lake |
Desktop | 1200 |
LGA 1356/ Socket B2 |
2012 | Intel Xeon (E5 1400 & 2400 series) | Server | 1356 |
LGA 1366/ Socket B |
2008 | Intel Core i7 (900 series) Intel Xeon (35xx, 36xx, 55xx, 56xx series) |
Desktop Server |
1366 |
LGA 1567/ Socket LS |
2010 | Intel Xeon 6500/7500-series | Server | 1567 |
LGA 1700 | 2021 | Intel Alder Lake | Desktop | 1700 |
LGA 2011-v3 | 2014 (August and September) |
Haswell-E Haswell-EP |
Desktop | 2011 |
LGA 2011/ Socket R |
2011/Q3 2011.11.14 |
Intel Core i7 3xxx Sandy Bridge-E Intel Core i7 4xxx Ivy Bridge-E Intel Xeon E5 2xxx/4xxx (Sandy Bridge EP) (2/4S) Intel Xeon E5-2xxx/4xxx v2 (Ivy Bridge EP) (2/4S) |
Desktop Server |
2011 |
LGA 2066/ Socket R4 |
2017 | Intel Skylake-X Intel Kaby Lake-X Intel Cascade Lake-X |
Desktop Server |
2066 |
LGA 3647 | 2016 | Intel Xeon Phi Intel Skylake-SP |
Server | 3647 |
PGA 168 | ? | Intel 80486 | 168 | |
PLCC | ? | Intel 80186 Intel 80286 Intel 80386 |
68 to 132 | |
rPGA 946B/947/ Socket G3 |
2013 | Intel Haswell | Notebook | 946 |
rPGA 988A/ Socket G1 |
2008 | Intel Core i7 (600, 700, 800, 900 series) Intel Core i5 (400, 500 series) Intel Core i3 (300 series) Intel Pentium (P6000 series) Intel Celeron (P4000 series) |
Notebook | 988 |
rPGA 988B/ Socket G2 |
2011 | Intel Core i7 (2000, 3000 series) Intel Core i5 (2000, 3000 series) Intel Core i3 (2000, 3000 series) |
Notebook | 988 |
Slot 1 | 1997 | Intel Pentium II Intel Pentium III |
Desktop | 242 |
Slot 2 | 1998 | Intel Pentium II Xeon Intel Pentium III Xeon |
Server | 330 |
Slot A | 1999 | AMD Athlon | Desktop | 242 |
Socket 1 | 1989 | Intel 80486 | 169 | |
Socket 2 | ? | Intel 80486 | 238 | |
Socket 3 | 1991 | Intel 80486 | 237 | |
Socket 4 | 1993 | Intel Pentium | 273 | |
Socket 5 | 1994 | Intel Pentium AMD K5 Cyrix 6x86 IDT WinChip C6 IDT WinChip 2 |
320 | |
Socket 6 | ? | Intel 80486 | 235 | |
Socket 7 | 1994 | Intel Pentium Intel Pentium MMX AMD K6 |
321 | |
Socket 8 | 1995 | Intel Pentium Pro | 387 | |
Socket 370 | 1999 | Intel Pentium III Intel Celeron VIA Cyrix III VIA C3 |
Desktop | 370 |
Socket 423 | 2000 | Intel Pentium 4 | Desktop | 423 |
Socket 463/ Socket NexGen |
1994 | NexGen Nx586 | 463 | |
Socket 478/ Socket N |
2001 | Intel Pentium 4 Intel Celeron Intel Pentium 4 EE Intel Pentium 4 M |
Desktop | 478 |
Socket 479 | 2003 | Intel Pentium M Intel Celeron M |
Notebook | 479[8] |
Socket 495 | 2000 | Intel Celeron Intel Pentium III |
Notebook | 495 |
Socket 563 | 2002 | AMD Athlon XP-M | Notebook | 563 |
Socket 603 | 2001 | Intel Xeon | Server | 603 |
Socket 604 | 2002 | Intel Xeon | Server | 604 |
Socket 615 | 1999 | Intel Mobile Pentium II Intel Mobile Celeron |
Notebook | 615 |
Socket 754 | 2003 | AMD Athlon 64 AMD Sempron AMD Turion 64 |
Desktop | 754 |
Socket 939 | 2004 | AMD Athlon 64 AMD Athlon 64 FX AMD Athlon 64 X2 AMD Opteron |
Desktop | 939 |
Socket 940 | 2003 | AMD Opteron AMD Athlon 64 FX |
Desktop Server |
940 |
Socket A/ Socket 462 |
2000 | AMD Athlon AMD Duron AMD Athlon XP AMD Athlon XP-M AMD Athlon MP AMD Sempron |
Desktop | 462 |
Socket AM1 | 2014 | AMD Athlon AMD Sempron |
Desktop | 721 |
Socket AM2 | 2006 | AMD Athlon 64 AMD Athlon 64 X2 |
Desktop | 940 |
Socket AM2+ | 2007 | AMD Athlon 64 AMD Athlon X2 AMD Phenom AMD Phenom II |
Desktop | 940 |
Socket AM3 | 2009 | AMD Phenom II AMD Athlon II AMD Sempron AMD Opteron (1300 series) |
Desktop | 941[13] or 940[14] |
Socket AM3+ | 2011 | AMD FX Vishera AMD FX Zambezi AMD Phenom II AMD Athlon II AMD Sempron |
Desktop | 942 (CPU 71pin) |
Socket AM4 | 2017 | AMD Ryzen 9 AMD Ryzen 7 AMD Ryzen 5 AMD Ryzen 3 Athlon 200 |
Desktop | 1331 |
Socket C32 | 2010 | AMD Opteron (4000 series) | Server | 1207 |
Socket F/ Socket L (Socket 1207FX) |
2006 | AMD Athlon 64 FX AMD Opteron (Socket L only support Athlon 64 FX) |
Desktop Server |
1207 |
Socket FM1 | 2011 | AMD Llano Processors | Desktop | 905 |
Socket FM2 | 2012 | AMD Trinity Processors | Desktop | 904 |
Socket FM2+ | 2014 | AMD Kaveri AMD Godavari |
Desktop | 906 |
Socket FS1 | 2011 | AMD Llano Processors | Notebook | 722 |
Socket G34 | 2010 | AMD Opteron (6000 series) | Server | 1974 |
Socket M | 2006 | Intel Core Solo Intel Core Duo Intel Dual-Core Xeon Intel Core 2 Duo |
Notebook | 478 |
Socket P | 2007 | Intel Core 2 | Notebook | 478 |
Socket S1 | 2006 | AMD Turion 64 X2 | Notebook | 638 |
Socket SP3 | 2017 | AMD Epyc | Server | 4094 |
Socket sTRX4/ Socket SP3r3 |
2019 | AMD Ryzen Threadripper (3000 series) | Desktop | 4094 |
Socket TR4/ Socket SP3r2 |
2017 | AMD Ryzen Threadripper | Desktop | 4094 |
Super Socket 7 |
1998 | AMD K6-2 AMD K6-III Rise mP6 Cyrix MII |
321 |
Bài viết liên quan
16-11-2024, 5:28 pm
Tội phạm mạng thường dùng các file EXE nguy hiểm để phân tán phần mềm độc hại bao gồm malware, ransomware hoặc spyware. Vì thế, việc nhận diện và tránh xa các file có khả năng gây hại là rất quan trọng để bảo vệ thiết bị khỏi nguy cơ lây nhiễm. Nếu bạn nghi ngờ rằng một file không an toàn, có nhiều cách để kiểm tra trước khi sử dụng.
23-10-2024, 11:31 am
Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ đánh giá chi tiết về CPU Intel Core Ultra 5 245K, để xem nó có thể kế thừa được những gì mà Core i5-13600K hay 14600K để lại hay không nhé!
23-10-2024, 8:59 am
Intel Core Ultra 7 265K là một trong những bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất thuộc dòng sản phẩm Arrow Lake-S mới của Intel, được thiết kế cho các hệ thống máy tính để bàn, hướng tới những người dùng cần hiệu suất cao. Dưới đây là đánh giá chi tiết của Nguyễn Công PC về hiệu suất của vi xử lý Intel Core Ultra 7 265K.
22-10-2024, 4:52 pm
Bài viết này của Nguyễn Công PC sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất tới bạn về Intel Core Ultra 9 285K, trong đó bao gồm thông số kỹ thuật, các tính năng nổi bật và đánh giá hiệu năng thực tế, giúp bạn dễ dàng cân nhắc liệu sản phẩm này có đáng để đầu tư hay không.
14-10-2024, 10:36 am
Bài viết sau đây của Nguyễn Công PC sẽ chia sẻ tới bạn đọc 7 cách để có thể mở được Task Manager dễ dàng trên hệ điều hành Windows.
19-09-2024, 2:30 pm
Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ giới thiệu đến bạn TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng từ cá nhân đến doanh nghiệp, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
09-12-2021, 1:37 pm
Càng về cuối năm nhu cầu build PC đang lớn hơn bao giờ hết. Nắm được thị hiếu đó chúng tôi đã cho ra mắt rất nhiều cấu hình từ nhiều mức giá cho tới các nhà sản xuất khác nhau. Các bạn cùng xem nhé.
06-12-2021, 10:53 am
Danh sách mainboard được leak ra từ chi11eddog trên Twitter, ông này trước đó đã leak thông tin về các sản phẩm chưa được phát hành bao gồm Z690 GODLIKE của MSI. Đoạn leak mới nhất bao gồm các mainboard dòng B660 sắp tới sẽ được định vị trong phân khúc trung cấp, bắt đầu từ 119$ và lên tới 259$, chúng có giá cả phải chăng hơn nhiều so với các sản phẩm H670 và Z690
01-12-2021, 11:26 am
ó thể dễ dàng nhận dạng card đồ họa Intel ARC Alchemist với 512 đơn vị Execution (4096 ALU). Phiên bản được đề cập có xung nhịp tăng boots là 2,1 GHz nhưng có thể thấy hoạt động ở mức 1,33 GHz thấp hơn nhiều trong Dữ liệu JSON được liệt kê tại Geekbench
01-12-2021, 11:11 am
Trong khi hầu hết các nhà sản xuất bo mạch chủ đã giải quyết các vấn đề DRM trên CPU Alder Lake của Intel thông qua BIOS, Gigabyte đã phát hành một công cụ độc đáo cho phép bạn làm điều tương tự mà không cần vào BIOS. Gigabyte gọi nó là Công cụ sửa lỗi DRM và nó sẽ cho phép bạn bật hoặc tắt E-Cores để đảm bảo rằng không có sự cố nào xảy ra khi chạy trò chơi với DRM.
01-12-2021, 11:05 am
Chỉ cách đây vài ngày, chúng ta đã có cái nhìn đầu tiên về con chip thử nghiệm dành cho CPU Intel Meteor Lake với thiết kế 4 khối. Mọi người đều đưa ra phân tích của riêng mình và có vẻ như hầu hết mọi người đều đi đến kết luận rằng khối ở giữa là dành cho GPU, CPU là khối trên cùng và SOC là khối nhỏ nhất ở dưới cùng.
01-12-2021, 10:47 am
Một vài ngày trước, đã có báo cáo về việc card đồ họa dòng Radeon RX 6000 của AMD một được bán với giá gần gấp đôi MSRP của họ trên toàn cầu. Nhưng dựa trên các báo cáo mới nhất thì điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến.
Khách cá nhân
Khách doanh nghiệp