Danh mục sản phẩm

Công nghệ

Review

Hướng dẫn

Tuyển dụng

Tin tức khuyến mại

Tin tức build PC

Tất tần tật những điều cần biết về USB type C

Trung 22-03-2021, 7:25 am

Có lẽ thời điểm hiện tại mọi người đều đã ít nhất một lần biết tới USB type C rồi đúng không. Và có lẽ cũng không ít người sẽ gặp các trường hợp kiểu Laptop có chân type C hỗ trợ truyền hình ảnh nhưng cắm vào lại không được ? Hoặc câu hỏi Type C là chuẩn kết nối hay là chuẩn tốc độ ? Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp trong bài này nhé.

tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-usb-type-c

Type C được phát triển bởi USB IF, được hoàn thiện vào tháng 8 năm 2014.USB-IF là một tổ chứ phi lợi nhuận và có hơn 700 công ty tham gia, trong đó có Apple, Dell, HP, Intel, Microsoft và Samsung… được tạo ra để thúc đẩy và hỗ trợ Universal Serial Bus

 

Với sứ mệnh thay thế tất cả các loại dây kết nối và giảm thiểu lượng rác thải công nghệ thì USB-C là một chuẩn kết nối có thể làm được tất cả các tác vụ hiện có như truyền tín hiệu âm thanh, hình ảnh, truyền dữ liệu, sạc với tiêu chuẩn cao hơn hẳn những chuẩn trước đây....Hiện nay có lẽ Type C đã rất phổ biến từ những chiếc smartphone cho tới PC chơi game hay laptop gaming của nhiều hãng như Apple, Dell, Samsung, Asus, Xiaomi, Huawei.

 

USB Type C là chuẩn kết nối với 24 chân đối xứng có thể cắm ngược chiều với kích thước 8.4x 2.6mm.

 

Như câu hỏi chúng ta đặt ở đầu tiên. Type C là một form factor của usb do USB IF đề ra. Tốc độ của Type C được quy định bởi giao thức sẽ được tích hợp vào trong đó. Ví dụ cổng Type C của Samsung Galaxy Note 10 mình đang dùng được tích hợp giao thức USB 3.1 gen 1 với băng thông 5Gbps còn với một số mẫu máy giá rẻ cũng sử dụng Type C nhưng chỉ được tích hợp giao thức USB 2.0 thì hiển nhiên Type C trên con note 10 sẽ có tốc độ truyền tải nhanh hơn các mẫu máy kia.Trong khi đó, chiếc Dell XPS 15 cũng xài USB-C nhưng lại là giao thức Thunderbolt 3 với tốc độ truyền tải lý thuyết 40Gbps. Vâng, cũng là một cổng USB-C thôi nhưng bạn có thể thấy rõ sự khác biệt lớn về tốc độ rồi đấy. Với đa số những người dùng thông thường, họ có thói quen phân biệt các kết nối thông qua hình dáng của cổng giao tiếp nên sẽ rất dễ bị nhầm. Các nhà sản xuất lại không ghi chú thật rõ để người dùng hiểu nên mọi chuyện trở nên rắc rối hơn. Và không phải máy tính nào có cổng USB-C thì cũng có khả năng xuất hình ra ngoài. Nếu cổng USB-C đó chỉ dùng giao thức USB 3.1 không thì chưa đủ, nó phải hỗ trợ thêm giao thức video như DisplayPort, MHL hay HDMI thông qua USB-C nữa thì bạn mới xuất được hình ảnh. Và một lưu ý nữa là dây type C mọi người sử dụng cũng phải hỗ trợ truyền hình ảnh thì mới dùng được nhé.

 

Có một điều thú vị là cổng Type C như mình có đề cập một chút ở bên trên là nó có thể tích hợp hầu hết tất tần tật nhưng giao thức kết nối hiện có trên thị trường bây giờ từ USB 2.0 cho tới USB 3.2 gen 2x2 mới nhất bây giờ với băng thông 20Gbps hay các giao thức truyền hình ảnh như HDMI Displayport hay truyền tải điện năng như Power Delivery với khả năng cung cấp năng lượng mạnh mẽ lên tới 100W và trùm cuối nơi mà tất tần tật những cái bên trên vào làm một chính Thunderbolt 3 thì 1 chân type C làm được hết. Cho ai chưa biết thì thì công nghệ ThunderBolt 3 nhanh hơn gấp 8 lần so với USB 3.0 tương đương tốc độ truyền dữ liệu lên đến 40Gbps và cung cấp băng thông video lớn hơn gấp 4 lần so với HDMI 1.41, giúp bạn làm việc và giải trí hiệu quả hơn. Có khả năng phát đồng thời video 4K HDR đến nhiều màn hình hoặc truyền một cách dễ dàng các bộ phim 4K UHD cũng như cảnh phim 4K UHD GoPro* có thời lượng hàng giờ đồng hồ. 

 

Tới đây sẽ có nhiều bạn sẽ cảm thấy cực kỳ mông lung không biết là cái chân Type trên máy của mình nó hỗ trợ giao thức nào. Thì với điện thoại sẽ khó hơn một chút là các bạn cần lên gg search spec chi tiết con máy của các thì mới tìm được thông tin này vì thường các hãng không đẩy mạnh quảng bá phần này. Còn trên PC hay laptop sẽ hơn, ở cạnh mỗi cổng type C luôn có kí hiệu để nhận biết, các bạn hay xem bảng này để dễ hình dung hơn nhé.

 

Tuy bá đạo là thế nhưng Type C vẫn có những vấn đề của nó. Đầu tiên là những lo ngại về thiết kế vật lý của USB-C, vì đầu nối có vẻ hơi mỏng manh với một phích cắm rỗng trong có vẻ yếu ớt. Ngược lại, Lightning của Apple sử dụng phích cắm kim loại dày chắc chắn, có khả năng đàn hồi tốt hơn rất nhiều. Đáng lo ngại hơn là trạng thái không được kiểm soát của Type C, dẫn đến một số phụ kiện có thể gây nguy hiểm thông qua việc sử dụng các mức điện áp không được hỗ trợ, làm hư hỏng thiết bị chủ, hay hãng này tích hợp giao thức này cho type C những hãng khác lại tích hợp cái khác không nhất quán nên người dùng sẽ rất bối rối mỗi khi đắn đo rằng liệu cắm vào nó có hỗ trợ không? May mắn thay, USB-IF đã đưa ra một giao thức mới cho phép các thiết bị xác thực phụ kiện hoặc bộ sạc USB-C có được hỗ trợ hay không trước khi chấp nhận bất kỳ dữ liệu nào nên các bạn cũng không cần quá lo lắng nữa .

 

Tùy vẫn còn một vài điểm trừ như đã nói bên trên thì tại thời điểm này, USB-C đang trên đà phát triển rất mạnh, cả đến Apple vốn hay "tự chế" cho mình cũng đã xài C trong vài năm qua. Ưu điểm là không thể chối cãi, cả về hình dáng và tính năng. Nhìn vào thị trường công nghệ bây giờ, không giống như cách đây vài năm, C là một cái gì đó khá hiếm và xa xỉ, thì giờ nó đã trở nên phổ thông hơn.

 

Càng phổ biến, phụ kiện càng nhiều và giá thành sẽ càng rẻ, khả năng phổ cập sẽ trở nên cao hơn. Mình gặp nhiều người, cả hệ sinh thái phần cứng của họ đều dùng cổng C và họ chỉ cần đem Theo một sợi cáp và một củ sạc cho tất cả những hành vi sử dụng, từ laptop cho đến điện thoại. Thật là gọn nhẹ đúng không !

 

Bài viết liên quan

Cách phát hiện và phòng tránh các file EXE nguy hiểm, độc hại

Cách phát hiện và phòng tránh các file EXE nguy hiểm, độc hại

16-11-2024, 5:28 pm

Tội phạm mạng thường dùng các file EXE nguy hiểm để phân tán phần mềm độc hại bao gồm malware, ransomware hoặc spyware. Vì thế, việc nhận diện và tránh xa các file có khả năng gây hại là rất quan trọng để bảo vệ thiết bị khỏi nguy cơ lây nhiễm. Nếu bạn nghi ngờ rằng một file không an toàn, có nhiều cách để kiểm tra trước khi sử dụng.

Đánh giá Intel Core Ultra 5 245K: Cân bằng giữa giá thành và hiệu năng

Đánh giá Intel Core Ultra 5 245K: Cân bằng giữa giá thành và hiệu năng

23-10-2024, 11:31 am

Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ đánh giá chi tiết về CPU Intel Core Ultra 5 245K, để xem nó có thể kế thừa được những gì mà Core i5-13600K hay 14600K để lại hay không nhé!

Đánh giá Intel Core Ultra 7 265K: Có đáng để nâng cấp hay không?

Đánh giá Intel Core Ultra 7 265K: Có đáng để nâng cấp hay không?

23-10-2024, 8:59 am

Intel Core Ultra 7 265K là một trong những bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất thuộc dòng sản phẩm Arrow Lake-S mới của Intel, được thiết kế cho các hệ thống máy tính để bàn, hướng tới những người dùng cần hiệu suất cao. Dưới đây là đánh giá chi tiết của Nguyễn Công PC về hiệu suất của vi xử lý Intel Core Ultra 7 265K.

Đánh giá Intel Core Ultra 9 285K: Mạnh nhưng vẫn còn thiếu gì đó

Đánh giá Intel Core Ultra 9 285K: Mạnh nhưng vẫn còn thiếu gì đó

22-10-2024, 4:52 pm

Bài viết này của Nguyễn Công PC sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất tới bạn về Intel Core Ultra 9 285K, trong đó bao gồm thông số kỹ thuật, các tính năng nổi bật và đánh giá hiệu năng thực tế, giúp bạn dễ dàng cân nhắc liệu sản phẩm này có đáng để đầu tư hay không.

TOP 7 cách mở Task Manager trên Windows mà có thể bạn chưa biết

TOP 7 cách mở Task Manager trên Windows mà có thể bạn chưa biết

14-10-2024, 10:36 am

Bài viết sau đây của Nguyễn Công PC sẽ chia sẻ tới bạn đọc 7 cách để có thể mở được Task Manager dễ dàng trên hệ điều hành Windows.

TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt đáng mua nhất

TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt đáng mua nhất

19-09-2024, 2:30 pm

Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ giới thiệu đến bạn TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng từ cá nhân đến doanh nghiệp, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Các loại cổng kết nối màn hình mà bạn nên biết

Các loại cổng kết nối màn hình mà bạn nên biết

18-03-2021, 9:40 am

Vậy mọi người đã bao giờ tự đặt câu hỏi nó là gì ? Và những người đàn anh đi trước các chuẩn này là gì chưa ? Cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé

Phân biệt CPU hàng Box và hàng Tray

Phân biệt CPU hàng Box và hàng Tray

02-02-2021, 8:44 am

Cụm từ hàng Box và hàng Tray là gì ? Làm sao xác định được CPU đang sử dụng là Box hay Tray? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trong đầu mọi người bấy lâu nay.

Intel Z590 Chipset có gì mới hơn chipset Z490?

Intel Z590 Chipset có gì mới hơn chipset Z490?

26-01-2021, 9:17 am

Z590 có gì thay đổi đáng giá hơn so với Z490 để người dùng buộc phải nâng cấp? Hay Intel chỉ làm trò “bình mới rượu cũ” rồi bán với mức giá “cắt cổ”?

Làm thế nào để lựa chọn một nền tảng AI phù hợp nhất?

Làm thế nào để lựa chọn một nền tảng AI phù hợp nhất?

02-01-2021, 4:51 am

MBR VS GPT: Cái nào tốt hơn cho SSD?

MBR VS GPT: Cái nào tốt hơn cho SSD?

25-12-2020, 3:54 am

Mình có một SSD mới, nên tạo bảng phân vùng của SSD này dưới dạng MBR hay GPT thì sẽ tốt hơn? Mình có một ổ SSD mới để thay thế ổ cứng cũ, mình muốn khởi động từ SSD và chạy các ứng dụng trên nó, vậy nên khởi tạo kiểu phân vùng nào cho nó?

Sử dụng GPU để tăng tốc tính toán như thế nào?

Sử dụng GPU để tăng tốc tính toán như thế nào?

21-12-2020, 5:05 am

Kể từ khi GPU được cho phép để lập trình, phạm vi ứng dụng của nó ngày càng rộng hơn. Ngoài các ứng dụng AI phổ biến nhất hiện nay, vẫn còn nhiều lĩnh vực yêu cầu GPU để giảm thời gian tính toán.

mes
Chat Facebook(8h-22h30)
mes
Chat Zalo(8h-22h30)
khuyen-mai

Thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!