Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Bán chạy nhất
Vào những năm 1990, khi sự phát triển vũ bão của ngành CNTT nói chung và trong ngành bảo mật nói riêng, đã thấy rõ sự cần thiết của phần mềm chống virus và từ đó một ngành công nghiệp hoàn toàn mới được phát triển để bảo vệ các hệ thống máy tính. Đó là lý do cho sự ra đời của các phần mềm Antivirus (AV), nhiều nhà sản xuất các chương trình AV vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho tới bây giờ, bởi tầm quan trọng của họ trong ngành công nghiệp bảo mật hệ thống.
Bản thân thuật ngữ Antivirus từ các phần mềm diệt virus có phần gây hiểu nhầm. Thay vào đó, phần mềm chống virus ngày nay nên được gọi dưới một cái tên khác, chẳng hạn là bảo vệ khách hàng vì bản thân phần mềm diệt virus làm được nhiều việc hơn là loại bỏ virus. Vì thế, trọng tâm của bài ngày hôm nay được viết dưới sự hợp tác của những người tạo nên bộ phần mềm Antivirus nổi tiếng Eset Nod32. Tới thời điểm hiện tại, phần mềm diệt virus ngoài nhiệm vụ diệt các loại virus gây ra sự suy giảm hiệu suất của hệ thống máy tính, nó còn có nhiệm vụ quan trọng hơn đó là bảo vệ và chống lại số lượng phần mềm độc hại bao gồm virus và các biến thể có liên quan. Đặc biệt, các phần mềm Antivirus buộc phải hoạt động một cách thông minh hơn nhằm nhanh chóng phát hiện và loại bỏ các mối nguy hiểm.
Các chương trình virus độc hại đã được phát triển rất nhiều trong hơn 30 năm qua, làm đau khổ biết bao nhiêu con người lẫn hệ thống cho tới ngày nay. Thời điểm này, có thể tóm lược các loại virus thành ba thế hệ khác nhau. Chẳng hạn, các loại virus đầu tiên chủ yếu được tạo ra để thu hút sự chú ý, bởi các chương trình này được tạo ra để xem xét về mức độ lan rộng của nó.
Sau đó là thế hệ virus độc hại được phát triển ở tầm cao hơn, khi bản thân chúng có thể tạo ra các hành động gây nguy hiểm cho hệ thống máy tính và phiền toái cho người dùng khi xóa các file, thay đổi setting, làm giảm hiệu năng hoạt động của hệ thống. Rất nhiều loại virus độc hại này đã được kể tên, các bạn có thể tìm kiếm chúng nó qua các tàng thư viện lưu trữ trên Google . Tuy nhiên, các chương trình virus thiệt hại được viết ngày hôm nay không được thực hiện để gây khó khăn cho người dùng. Chúng chủ yếu được tạo ra để kiếm tiền. Chúng ta có thể thấy những mã độc đòi tiền đang làm khốn khó bao nhiêu người ở thời điểm hiện tại khi dính phải.
Những kẻ tạo ra phần mềm độc hại ngày nay có thể kiếm tiền theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách rõ ràng nhất là thông qua trojan tống tiền, tức là các chương trình mà người dùng bị lừa chạy và sau đó mã hóa tất cả các file có trong hệ thống máy tính. Để giải mã các tập tin bị mã hóa này, chủ sở hữu hệ thống máy tính bị dính mã độc phải trả một khoản tiền nhất định cho kẻ tấn công. Một ví dụ về phần mềm độc hại kiếm tiền nhưng không gây ồn ào và khiến nhiều người không để ý, đó chính là các mã độc lừa đảo về tài khoản ngân hàng. Khi chủ sở hữu hệ thống PC thực hiện các giao dịch thanh toán trên máy tính, các mã độc này sẽ khiến người dùng ôm hận khi số tiền chuyển khoản hoặc số tiền trong tài khoản sẽ không cánh mà bay.
Những kẻ tạo ra các mã độc kiếm tiền này cũng có thể kiếm tiền từ việc chiếm đoạt số thẻ tín dụng hoặc bán tài nguyên phần cứng máy tính cho botnet. Sau đó, những kẻ khủng bố có thể sử dụng Internet để kết nối sức mạnh của các hệ thống máy tính bị nhiễm mã độc này và tạo ra một cuộc tấn công quy mô lớn vào hệ thống máy chủ của các mục tiêu được chọn. Chẳng hạn, chúng ta cũng đã biết tới việc tấn công từ chối dịch vụ DDoS như là một từ khóa quen thuộc. Điểm chung cho các chương trình phần mềm độc hại được đề cập sau này là chúng luôn tàng hình. Bởi bây giờ các chương trình độc hại này không cần xóa file, không hiện popup quảng cáo, không gì hết, người dùng sẽ không để ý bởi không nhận thấy được sự nguy hiểm từ các chương trình này. Nhưng khi cần, chúng hiện ra một cách nhanh chóng, khiến cho nạn nhân phải sững sờ.
Khi các mối đe dọa từ phần mềm độc hại tiếp tục gia tăng, nhu cầu bảo vệ khách hàng cũng tăng lên. Liên quan đến sự ra mắt của Windows 8, Microsoft nhận ra rằng giải pháp duy nhất cho vấn đề này là tạo ra sự bảo vệ cho Window với một công cụ bảo vệ cần thiết được tích hợp sẵn. Do đó, họ đổi tên Windows Security Essentials thành Windows Defender và xây dựng nó như một phần của hệ điều hành (giống như họ đã làm với Windows Firewall trong Windows XP SP2).
Vì thế, ngày nay, tất cả các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows đều có sẵn cài đặt tường lửa và phần mềm Windows Defender.Theo thời gian, Windows Defender đã trưởng thành và phát triển thành một phần mềm quan trọng với mức độ hoạt động tốt, thách thức các đối thủ cạnh tranh khác trong khi đó lại free. Lý do nhiều người vẫn chọn thay thế Windows Defender bằng các sản phẩm của bên thứ ba là các đối thủ cạnh tranh có thể tự hào về các giải pháp tốt hơn và đầy đủ tính năng hơn.
Có nhiều trang so sánh và kiểm tra các sản phẩm chống virus. Ba trong số các trang web đáng tin cậy nhất là Virus Bulletin, AV Test và AV-Comparatives. Các đơn vị trên tự phân loại mình là độc lập và họ đáng tin đến mức mà không cho phép bất kỳ nhà sản xuất phần mềm Antivirus nào có thể “đi đêm” để mua giải thưởng.
Các đơn vị này tiến hành kiểm tra toàn diện, trong đó kiểm tra chủ yếu về khả năng phát hiện phần mềm độc hại của sản phẩm, xu hướng "cảnh báo sai" của các phần mềm này và tác động của chúng đối với hiệu suất của máy tính. Nguy cơ giảm hiệu năng là một trong những lý do khiến một số chủ sở hữu hệ thống máy tính không cài đặt các chương trình AV. May mắn thay, tất cả các phần mềm Antivirus hiện nay đều thận trọng hơn đáng kể trong việc sử dụng tài nguyên hệ thống. Điều này là sử dụng thuật toán mới hơn, không còn đơn thuần so sánh các file với các mã hash từ phần mềm độc hại đã biết. Thay vào đó, họ phân tích hành vi của các file, và dựa vào đó để kiểm soát. Bất cứ ai đang tìm kiếm một phần mềm Antivirus hoạt động tốt và nhanh chóng đều truy cập vào các trang web so sánh được đề cập để tìm sản phẩm tốt nhất nhằm bảo vệ hệ thống PC của họ. Ghé thăm các trang Web sau :
Xem thêm: 5 mẹo để giữ an toàn cho gia đình bạn trên Internet
Bài viết liên quan
23-10-2024, 11:31 am
Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ đánh giá chi tiết về CPU Intel Core Ultra 5 245K, để xem nó có thể kế thừa được những gì mà Core i5-13600K hay 14600K để lại hay không nhé!
23-10-2024, 8:59 am
Intel Core Ultra 7 265K là một trong những bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất thuộc dòng sản phẩm Arrow Lake-S mới của Intel, được thiết kế cho các hệ thống máy tính để bàn, hướng tới những người dùng cần hiệu suất cao. Dưới đây là đánh giá chi tiết của Nguyễn Công PC về hiệu suất của vi xử lý Intel Core Ultra 7 265K.
22-10-2024, 4:52 pm
Bài viết này của Nguyễn Công PC sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất tới bạn về Intel Core Ultra 9 285K, trong đó bao gồm thông số kỹ thuật, các tính năng nổi bật và đánh giá hiệu năng thực tế, giúp bạn dễ dàng cân nhắc liệu sản phẩm này có đáng để đầu tư hay không.
14-10-2024, 10:36 am
Bài viết sau đây của Nguyễn Công PC sẽ chia sẻ tới bạn đọc 7 cách để có thể mở được Task Manager dễ dàng trên hệ điều hành Windows.
19-09-2024, 2:30 pm
Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ giới thiệu đến bạn TOP 8 ổ cứng SSD 1TB chính hãng giá tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng từ cá nhân đến doanh nghiệp, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
15-08-2024, 3:09 pm
Trong bài viết này, Nguyễn Công PC sẽ tiến hành thử nghiệm mẫu CPU AMD Ryzen 5 9600X. Hãy cùng xem chúng sẽ mang đến những trải nghiệm như thế nào cho người dùng nhé!
29-06-2019, 11:32 pm
Cấu hình máy tính chạy giả lập NOX - Chạy NoxPlayer bị lag phải làm sao? nếu dùng NoxPlayer mà thấy thường xuyên bị lag thì bài viết này của Nguyễn Công PC có thể giải đáp được thắc mắc này của bạn.
18-06-2019, 12:22 am
16-06-2019, 1:10 am
30-05-2019, 7:53 pm
24-05-2019, 5:18 pm
Khách cá nhân
Khách doanh nghiệp